1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nga điều chỉnh học thuyết hạt nhân có thể chỉ là đòn gió?

Bùi Ann Dương Đăng

(Dân trí) - Nga liên tục "đánh tiếng" về điều chỉnh học thuyết hạt nhân trong nỗ lực nhằm răn đe phương Tây ở Ukraine. Tuy nhiên, không ít nhà phân tích hoài nghi về ý định này của Moscow.

Nga điều chỉnh học thuyết hạt nhân có thể chỉ là đòn gió? - 1

Ảnh minh họa: Sputnik

Liên tiếp gần đây, Điện Kremlin cho biết Nga sẽ điều chỉnh học thuyết hạt nhân để đáp trả những gì họ mô tả là "thách thức và mối đe dọa từ phương Tây".

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cáo buộc các quốc gia phương Tây "từ chối đối thoại", phớt lờ những lo ngại về an ninh của Nga và kích động cuộc chiến ở Ukraine. Ông nhấn mạnh Nga không thể bỏ qua những hành động như vậy.

"Thái độ và hành động của các quốc gia phương Tây đều được Moscow phân tích và đặt nền tảng cho các đề xuất liên quan đến học thuyết hạt nhân mới của Nga", ông nói thêm.

Bình luận trên của ông Peskov là ví dụ cho thấy những tuyên bố về răn đe hạt nhân của Nga, được thúc đẩy phần lớn bởi những diễn biến mới nhất của cuộc chiến tại Ukraine.

Trong suốt cuộc chiến, Nga đã nhiều lần đặt ra lằn ranh đỏ mà nếu Ukraine vượt qua chúng thì có thể dẫn tới các phản ứng hạt nhân của Nga. Mục đích của sự răn đe là ngăn chặn phương Tây tiếp tục trang bị vũ khí cho Ukraine.

Tuy nhiên, chiến thuật của Nga không mang lại kết quả như mong đợi. Bởi, mặc dù nguồn cung cấp vũ khí của phương Tây đang chậm lại nhưng số lượng và chất lượng vũ khí hỗ trợ cho Kiev vẫn tăng. Hành động này được coi như phép thử với các lằn ranh đỏ của Nga. 

"Giới lãnh đạo Nga đang lo lắng khi các răn đe hạt nhân của họ không đạt được kỳ vọng. Đó là lý do tại sao họ đang tìm mọi cách để khiến cho các răn đe đó hiệu quả trở lại", ông Pavel Luzin, thành viên cao cấp tại Trung tâm Phân tích Chính sách châu  u (CEPA), chia sẻ với Kyiv Independent.

Học thuyết hạt nhân của Nga 

Là 1 trong 8 quốc gia trên thế giới công khai tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân, Nga cũng có một bộ quy tắc quy định khi nào có thể sử dụng những vũ khí này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng phê duyệt một học thuyết hạt nhân vào năm 2020. Các điều khoản trong đó lần đầu tiên liệt kê những mối đe dọa mà yêu cầu Nga phải triển khai vũ khí hạt nhân để đối phó.

Học thuyết nêu, Nga có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân nếu vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt khác được sử dụng để chống lại Nga hoặc các đồng minh của Nga.

Các lực lượng Nga cũng có thể triển khai kho vũ khí hạt nhân để đáp trả bất kỳ vũ khí thông thường nào đe dọa đến sự tồn vong của nước Nga. Tổng thống Nga có quyền quyết định việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, vào cuối tháng 2, báo Financial Times của Anh đã có thể tiếp cận các tài liệu mật liên quan đến vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga.

Họ tiết lộ, ngưỡng sử dụng những vũ khí hạt nhân trong tài liệu trên thấp hơn nhiều so với tuyên bố công khai của các quan chức Nga.

Theo các phương tiện truyền thông, quân đội Nga cũng có thể sử dụng chúng để ngăn chặn các quốc gia xâm lược hoặc khi các cuộc xung đột quân sự leo thang.

Quy mô kho vũ khí hạt nhân của Nga 

Theo báo cáo hồi tháng 3 của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), Nga hiện có tổng đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới với 5.580 đầu đạn, trong đó có khoảng 1.200 đầu đạn đang chờ tháo dỡ. 

Như Tổng thống Putin và các quan chức Nga khác từng nhắc lại nhiều lần kể từ khi xung đột Ukraine bắt đầu, Nga đã chuẩn bị cho một cuộc chiến hạt nhân và có thể sử dụng kho vũ khí hạt nhân của mình nếu cần thiết.

Hồi tháng 2, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nhận định, "ngày tận thế" toàn cầu có thể xảy ra nếu phương Tây tiếp tục gửi vũ khí cho Ukraine.

Vào tháng 5, ông đã đưa ra những cảnh báo tương tự trong các cuộc thảo luận về khả năng quân đội phương Tây được triển khai tới Ukraine. "Việc đưa quân đội của các nước phương Tây đến Ukraine sẽ kéo theo sự tham gia trực tiếp họ vào cuộc chiến và điều này buộc Nga phải đáp trả, nhưng không phải trên lãnh thổ Ukraine", ông Medvedev nói.

Các mối đe dọa có thể xảy ra là Nga có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân tới Belarus và các cuộc tập trận hạt nhân chung giữa hai nước sẽ diễn ra.

Điều chỉnh học thuyết hạt nhân?

Ngày 1/9, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, cho biết Nga sẽ thay đổi học thuyết hạt nhân dựa trên phân tích về các cuộc xung đột gần đây và tiến trình leo thang của phương Tây.

Theo ông Ryabkov, quá trình thay đổi học thuyết đang ở giai đoạn nâng cao, nhưng các quan chức Nga không tiết lộ bất kỳ thời hạn nào cho việc soạn thảo và thay đổi tài liệu về học thuyết. 

Các chuyên gia cho rằng bất kỳ thông báo nào về một sự thay đổi trong học thuyết đều có hiệu quả chính trị và tâm lý, hơn là ý nghĩa quân sự. 

Ông Jacob Kaarsbo, một nhà phân tích cấp cao tại tổ chức tư vấn Europa lưu ý, đây là hiện tượng tương tự đã được quan sát thấy trước đây trong cuộc chiến. Các đại diện của Điện Kremlin hoạt động nhiều hơn khi các nước phương Tây thảo luận về quyết định hỗ trợ Ukraine.

Đồng thời ông cũng cho biết học thuyết hạt nhân của Nga gần đây không có thay đổi, những tuyên bố mới nhất của họ hoàn toàn mang tính chính trị.

Thông báo mới nhất của Điện Kremlin về những thay đổi đối với học thuyết hạt nhân cũng không được các đồng minh chú ý.

Một ngày sau tuyên bố của ông Ryabkov, Trung Quốc kêu gọi các bên kiềm chế và nhấn mạnh "sẽ không có bên nào có thể chiến thắng trong một cuộc chiến hạt nhân". 

Theo Kyiv Independent