1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nga đã "nắm thóp" các vũ khí phương Tây viện trợ cho Ukraine

Thanh Thành

(Dân trí) - Việc các lực lượng Nga dần thích nghi với tất cả các loại vũ khí của Mỹ và phương Tây khiến Kiev thực sự lao đao khi trên thực tế là đã không còn loại "vũ khí thần kỳ" nào có thể giúp họ chiến thắng.

Nga đã nắm thóp các vũ khí phương Tây viện trợ cho Ukraine - 1

Hệ thống tên lửa MIM-104 Patriot của Mỹ (Ảnh: EPA).

Thất bại rõ ràng của cuộc phản công mùa hè năm 2023 của Ukraine mà Kiev từng kỳ vọng là "cú đấm có một không hai" có thể đánh bại Nga đã khiến nước này phải thay đổi chiến lược chiến tranh và cả kỳ vọng về khả năng "lội ngược dòng".

Lực lượng vũ trang Ukraine có thể chống lại các cuộc tấn công đang diễn ra của Nga và bổ sung năng lực cho các cuộc tấn công mới vào năm 2025 với sự hỗ trợ bền vững của phương Tây. 

Theo quan điểm này, nếu Ukraine được cung cấp đủ tên lửa tầm trung và tầm xa "có thể thay đổi cuộc chơi", có thể làm suy yếu các nút hậu cần, chỉ huy và kiểm soát của Nga và khiến Moscow khó có thể giữ vững quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ mà họ đang nắm giữ hiện nay, bao gồm cả Crimea.

Điều này xuất phát từ việc họ cũng tin rằng, lực lượng Nga đang thiếu hụt nghiêm trọng các loại vũ khí quan trọng và do đó thiếu khả năng gây áp lực lâu dài lên cơ sở hạ tầng của Ukraine.

Cả hai cách tiếp cận khuyến khích các nhà hoạch định chính sách phương Tây tăng cường hơn nữa việc hỗ trợ cho Ukraine đều nhằm mục đích hy vọng Kiev có khả năng giành được chiến thắng tổng thể. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Mark Episkopos tại Đại học Marymount, cách tiếp cận trên có nguy cơ đẩy Kiev vào tình trạng quân sự thậm chí còn bấp bênh hơn trong vài năm tới.

Kiev đã nhận được khoảng 20 tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất Hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội M39 Block I (ATACMS) từ Mỹ vào cuối năm 2023. Những tên lửa biến thể cũ này, có tầm bắn 170km, được AFU sử dụng để tấn công các sân bay do Nga kiểm soát ở miền nam và miền đông Ukraine.

Trong một bức thư tháng 11/2023, một nhóm nghị sĩ Mỹ đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Joe Biden chuyển thêm ATACMS, bao gồm cả các biến thể tầm xa tiên tiến, cho Kiev với mục đích duy trì "yêu cầu về khả năng tấn công sâu" của Ukraine.

Cựu tướng Mỹ Ben Hodges lập luận rằng việc cung cấp ATACMS và các tên lửa khác của phương Tây, bao gồm cả tên lửa hành trình Taurus của Đức, sẽ cô lập Crimea và khiến các lực lượng Nga không thể trụ được. "ATACMS với tầm bắn 300km sẽ khiến Crimea trở nên bất khả xâm phạm. Không có nơi nào cho Hải quân, Không quân, Hậu cần Nga ẩn náu ở Crimea", tướng Hodges viết.

Nhưng Bộ chỉ huy Nga trên thực tế nắm rõ loại vũ khí phương Tây nào chưa được cung cấp cho Ukraine và ở giai đoạn này của cuộc chiến. Moscow đã có nhiều tháng nếu không muốn nói là nhiều năm để mô phỏng tác dụng của chúng và đưa ra các biện pháp đối phó trước, làm giảm yếu tố bất ngờ về công nghệ.

Gần như chắc chắn rằng quân đội Nga sẽ tiếp tục hoàn thiện các phương pháp phân tán lực lượng và phát triển các biện pháp đối phó bổ sung để giảm thiểu tác động trên chiến trường trong tương lai của tên lửa tầm trung và tầm xa của phương Tây.

Tương tự, Nga có thể đáp trả việc mở rộng cung cấp tên lửa của phương Tây bằng một loạt các biện pháp bất đối xứng, tạo điều kiện cho cường độ chiến tranh leo thang nguy hiểm.

Tên lửa do phương Tây cung cấp có thể được sử dụng để gây tổn thất hoạt động cho lực lượng Nga bằng các cuộc tấn công vào các mục tiêu và cơ sở hạ tầng có giá trị cao, nhưng những cuộc tấn công này không mang lại giá trị chiến lược lâu dài.

Cũng không có dấu hiệu nào cho thấy các cuộc tấn công có thể được tiến hành trên quy mô đủ lớn để đánh bại lực lượng Nga ở Ukraine.

Theo Responsible Statecraft