1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

New Orleans có thể bị nhiễm bẩn trong nhiều năm

Cuối ngày 6/9 (giờ Mỹ), thị trưởng New Orleans đã ra lệnh quân đội và cảnh sát cưỡng bức di tản ngay lập tức những cư dân từ chối rời khỏi thành phố. “Có những độc chất trong nước, trong khí gas rò rỉ...”

"Chúng tôi đang đương đầu với ít nhất bốn đám cháy... Tình hình không hề an toàn” - ông Nagin cảnh báo. Hiện còn khoảng 10.000 người vẫn muốn “bám trụ” bất chấp sự thiếu thốn thực phẩm và các điều kiện sinh hoạt. Ông Nagin cho biết phần lớn những người này là người già và đang cần chữa trị y tế khẩn cấp.

 

Giới chức trách đang lo sợ nước lụt ở New Orleans bị nhiễm bẩn bởi xác người chết, chất xú uế, rác rưởi, xe cộ bị hoen gỉ, vi khuẩn E.coli... Hiện nhiên liệu và hóa chất thoát ra từ xe cộ bị ngập nước đang tạo màng dầu nổi trên mặt nước.

 

Và nếu những loại nhiên liệu này hòa lẫn với khí gas rò rỉ thì chỉ có “Chúa cứu chúng ta”, như lời của thị trưởng Nagin. Các chuyên gia lo sợ New Orleans sẽ bị nhiễm độc và bẩn trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

 

Những nỗi kinh hoàng bị nước che giấu mấy ngày qua có thể lộ dần ra trong lúc nước lụt được bơm tháo vào hồ Pontchartrain. Nhờ vào những máy bơm, chỉ còn 60%  diện tích thành phố chìm trong nước, tuy nhiên phải mất 24-80 ngày để tháo nước hoàn toàn (tùy thuộc một số yếu tố như mưa, tiến độ bơm...).

 

Nhưng các chuyên gia môi trường lại khuyến cáo rằng nước bẩn có thể tạo ra một thảm họa thứ hai nếu như được bơm trực tiếp (không qua xử lý) vào hồ Pontchartrain và sông Mississippi. 

 

Thiệt hại kinh tế do bão Katrina được ước lượng khoảng 100 tỉ USD hoặc hơn. Bộ trưởng Ngân khố John Snow nói tác động tiêu cực rộng lớn hơn của cơn bão sẽ là giảm bớt tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ 0,5%.

 

Nhà Trắng đang cân nhắc xin thêm quốc hội 30-50 tỉ USD để dùng vào giai đoạn cứu trợ và tái thiết kế tiếp.

 

Tổng thống Bush thông báo ông sẽ lãnh đạo một cuộc điều tra về sự phản ứng đối với cơn bão Katrina “đúng sai như thế nào”.

 

Đây là cách phản hồi của tổng thống Mỹ sau khi có quá nhiều ý kiến chỉ trích sự chậm chạp của chính quyền khi đối phó với lụt bão. Tờ Times-Picayune địa phương đã yêu cầu sa thải các quan chức hàng đầu tại cơ quan xử lý khẩn cấp liên bang của Mỹ.                 

 

Theo Sơn Nguyễn

Tuổi trẻ/BBC, AP, CNN

Dòng sự kiện: Bão Katrina ở Mỹ

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm