1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Mỹ "tố" doanh nghiệp Nga giúp Triều Tiên "lách" trừng phạt

(Dân trí) - Các quan chức Mỹ "tố" các doanh nghiệp buôn lậu Nga đã chuyển những lô hàng xăng dầu và các sản phẩm thiết yếu nhằm giúp Triều Tiên lách qua các lệnh trừng phạt kinh tế của bởi Liên Hợp Quốc.


Cảng Vladivostok, Nga (Ảnh: Reuters)

Cảng Vladivostok, Nga (Ảnh: Reuters)

Straits Times trích dẫn các quan chức thực thi pháp luật của Mỹ, những người chịu trác nhiệm theo dõi những hoạt động “lách” lệnh trừng phạt Liên Hợp Quốc của Triều Tiên, cho biết hoạt động của các tàu chở dầu giữa cảng Triều Tiên và thành phố Vladivostok, phía đông Nga vào mùa xuân năm nay có dấu hiệu gia tăng.

Theo những quan chức trên, trong bối cảnh Triều Tiên đang bị cô lập bởi các lệnh trừng phạt ngày càng mạnh, các doanh nhân Nga đã chớp lấy thời cơ bằng việc tạo ra một “mê cung” công ty như 1 lớp vỏ bọc nhằm che giấu hoạt động giao thương và rửa tiền với Triều Tiên. Chính những hoạt động này đã góp phần khiến cho Triều Tiên vẫn có thể “sống sót” qua những áp lực từ Mỹ và Liên Hợp Quốc nhằm kiềm chế nước này phát triển chương trình vũ khí hạt nhân.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 11/9 đã tiếp tục ban hành lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên, bao gồm việc cấm nhập khẩu dầu thô vào Bình Nhưỡng, một động thái có thể làm giảm 30% tổng nhiên liệu của nước này.

“Khi Trung Quốc cắt nguồn cung dầu thô và khí đốt, Triều Tiên sẽ quay sang Nga”, một quan chức cấp cao có hiểu biết về lĩnh vực buôn lậu cho hay. Vị quan chức này cùng một số người khác được phỏng vấn đã yêu cầu giấu tên do họ trích dẫn những nguồn thông tin bảo mật và tình báo.

Hoạt động hợp tác giữa Triều Tiên và Nga ngày càng gia tăng chính là lý do chủ chốt cho hàng loạt các lệnh trừng phạt nhằm vào các cá nhân và tổ chức Nga bị cáo buộc giúp đỡ Triều Tiên. Các công ty Nga thường sử dụng lớp vỏ bọc nhằm che giấu thân phận nhưng vẫn có thể giao thương buôn bán với Triều Tiên.

Những mặt hàng mà các doanh nghiệp Nga giao thương với Triều Tiên thường bao gồm dầu thô, và những nhiên liệu Triều Tiên cần dùng nhưng lại không thể tự sản xuất trong nước. Trong quá khứ, Mỹ cũng đã từng phát hiện ra các công ty Nga có vận chuyển tới Triều Tiên thiết bị công nghiệp, quặng và đồ xa xỉ.

Ông Anthony Ruggiero, cựu quan chức Bộ Tài chính hiện nay là thành viên cao cấp của Quỹ Bảo vệ các nền dân chủ tại thủ đô Washington (Mỹ), cho biết: “Trung Quốc có thể đã cảm thấy nản với vấn đề Triều Tiên và sẵn sàng hành động để gia tăng áp lực. Nhưng không chắc chắn rằng Nga có lựa chọn theo hướng đi đó hay không”.

Các tài liệu có đề cập tới công ty Nga có tên là Velmur, 1 công ty quản lý bất động sản do Nga thành lập tại Singapore đã có giao dịch hàng triệu USD với Triều Tiên trong lĩnh vực mua bán dầu thô. Công ty này không có trụ sở chính thức, không văn phòng và bị nghi nằm trong đường dây rửa tiền cho Triều Tiên khi giao dịch với Triều Tiên bằng tiền mặt và mang khoản tiền này thanh toán cho 1 công ty dầu khí của Nga.

Đức Hoàng

Theo Straitstimes