1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Mỹ đốt hậu để đạt tốc độ như tiêm kích T-50

Để đưa chiến đấu cơ đạt vận tốc siêu âm, Mỹ phải dùng đến chế độ đốt sau trong khi tiêm kích T-50 của Nga không cần dùng đến tính năng này.

Muốn đạt được vận tốc siêu âm, hầu hết các chiến đấu cơ hiện nay của Mỹ đều phải dùng đến tính năng đốt sau của động cơ. Khi sử dụng tính năng này, máy bay này sẽ phun một lượng lớn nhiên liệu và oxy vào buồng đốt sau, làm tăng nhiệt độ dòng khí xả ra khiến lực đẩy động cơ và tốc độ dòng khí xả từ họng xả tăng cao.

Tính năng được thiết kế nhằm mang lại lực đẩy bổ sung khi máy bay cất cánh, đạt tốc độ siêu âm và tăng tính cơ động đột ngột của máy bay khi chiến đấu.

Tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ.
Tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ.

Để thực hiện tính năng này, hình dạng họng xả có thể mở rộng ra để đáp ứng dòng khí cực lớn thổi ra ngoài khi tính năng đốt sau được kích hoạt. Do sử dụng tính năng này sẽ khiến máy bay tốn rất nhiều nhiên liệu, các phi công thường chỉ dùng nó một vài phút trong hành trình bay.

Dù đầy ưu điểm, nhưng trên dòng tiêm kích tàng hình Sukhoi T-50, người Nga đã thiết kế cho máy bay này có thể đạt tốc độ siêu âm mà không cần dùng đến tính năng đốt sau của động cơ. Và Moskva đã thành công với những thử nghiệm của mình.

Theo đó, trong thử nghiệm hồi đầu năm 2016, một nguyên mẫu chiến đấu cơ thế hệ 5 T-50 PAK FA đã leo cao với tốc độ bay 384 m/s mà không cần dùng đến tính năng đốt sau. T-50 đã vượt qua chương trình thử nghiệm nhà nước, bao gồm cả vũ khí.

Theo Tư lệnh Không quân Nga Viktor Bondarev, dù hiện nay mẫu thử nghiệm và mô hình sản xuất hàng loạt đầu tiên của T-50 có lắp đặt các động cơ sức đẩy 15.000 kg ở buồng đốt sau, hệ thống điều khiển kỹ thuật số và điều khiển vector lực đẩy. Tuy nhiên, dòng máy bay sẽ còn mạnh hơn nữa nhờ động cơ mới với 18.000 kg lực đẩy.

Hệ thống động cơ có lực đẩy mạnh mẽ và vòi phun vector đa hướng khiến chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Nga có tính chất năng động và linh hoạt độc đáo, cho thấy khả năng vượt trội của nó so với các chiến đấu cơ đồng hạng của Mỹ và Trung Quốc trong tương lai.

Là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, T-50 thực sự là cỗ máy chiến đấu "thông minh". "Bộ não điện tử" của máy bay là hệ thống tiếp nhận và quản lý thông tin, có khả năng trao đổi dữ liệu với những máy bay khác, với trạm chỉ huy, hệ thống tình báo của lực lượng mặt đất, không quân-vũ trụ và Hải quân.

Theo Tư lệnh Viktor Bondarev, trong năm 2016 sẽ xây dựng hàng loạt các bài kiểm tra trong 11 chuyên bay thử nghiệm cuối cùng. Nhà máy sản suất máy bay ở Komsomolsk-on-Amur đã sẵn sàng sản xuất hàng loạt đối với PAK FA.

Clip tiêm kích F-22 sử dụng tính năng đốt sau khi cất cánh:

Theo Tuấn Hưng

Đất Việt