1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Nga có ngồi nhìn Mỹ triển khai F-22 tại châu Âu?

Theo chương trình "Sáng kiến bảo đảm an ninh châu Âu", Mỹ sẽ triển khai 4 tiêm kích F-22 tại châu Âu. Nếu kế hoạch được thực hiện, Nga sẽ làm gì?

Thông tin này được người đứng đầu Không quân Mỹ Deborah James cho biết hôm 24/8. Tuy nhiên, nguồn tin không tiết lộ thông tin chi tiết về thời gian hay địa điểm cụ thể của kế hoạch điều động này.

Nhận định về kế hoạch này của Mỹ, Vladimir Batyuk từ Viện nghiên cứu Mỹ và Canada của Học viện khoa học Nga cho biết Moscow chắc chắn sẽ đáp trả lại kế hoạch triển khai F-22 của Lầu Năm Góc ở châu Âu.

Việc triển khai của Mỹ đối với các tiêm kích F-22 Raptor tại châu Âu chắc chắn sẽ gây ra cuộc đối đầu giữa Nga và NATO, trong bất cứ trường hợp nào, phía Nga có thể đáp trả tương tự các động thái của Washington, Vladimir Batyuk từ Viện nghiên cứu Mỹ và Canada của Học viện khoa học Nga đã nói với hãng tin Nga RIA Novosti.

"Đối với các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Raptor, việc triển khai của chúng chắc chắn sẽ là một động lực bổ sung cho Moscow để tăng tốc quá trình phát triển và đưa vào hoạt động các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm T-50. Phía Nga cũng có thể đáp trả bằng các hành động tương tự của Mỹ và các nước đồng minh của họ," Batyuk cho biết.

Nga co ngoi nhin My trien khai F-22 tai chau Au?

Hai chiếc F-22 hộ tống máy bay ném bom hạng nặng B-2.

Ông nhắc lại rằng Bộ Quốc phòng Nga không loại trừ khả năng Moscow có thể triển khai thêm các hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander ở Kaliningrad, để đáp lại khả năng triển khai các vũ khí hạng nặng của Mỹ tại Đông Âu.

Khi được hỏi liệu các chiến đấu cơ F-22 có đặt ra một mối đe doạ ở một mức độ khác đối với Nga hay không, Batyuk đã nói rằng còn quá sớm để đưa ra các kết luận.

"Thật khó để nói rằng những chiếc máy bay này (F-22) trong một chừng mực nào đó là vượt trội hơn những hệ thống hiện đang phục vụ ở Nga. Về khía cạnh này, có những điểm khác biệt, tuy nhiên trong bất cứ trường hợp nào, Moscow đều có những phương tiện cần thiết để hoá giải những mối đe doạ này," Batyuk cho biết.

Ông đã dự đoán rằng điều này sẽ có ý nghĩa tăng cường việc xây dựng các lực lượng quân sự Nga và trang bị thêm trên các biên giới phía Tây giáp với châu Âu, mà sẽ dẫn tới "việc đối đầu không chỉ về chính trị mà còn cả quân sự giữa Nga và NATO."

Tiêm kích F-22 Raptor (chim ăn thịt) được Lockheed Martin thiết kế để trở thành một máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không, nhưng cũng được trang bị cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu.

F-22 có 3 khoang vũ khí bên trong thân, trong đó có một khoang lớn dưới bụng và hai khoang nhỏ hai bên hông. Khoang lớn có thể mang theo 6 tên lửa không đối không tầm trung, 2 khoang nhỏ có thể mang theo một tên lửa không đối không tầm ngắn mỗi khoang. F-22 cũng có thể treo vũ khí bên ngoài cánh nhưng điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của máy bay.

Vũ khí khác gồm có 1 pháo M61A2 20 mm được bố trí ở góc cánh phải bên trong một cửa sập để đảm bảo khả năng tàng hình. Ngoài các tên lửa không đối không, F-22 còn có thể trang bị bom thông minh JDAM, bom hàng không đường kính nhỏ GBU.

Theo Thùy Dung

Đất Việt

Nga có ngồi nhìn Mỹ triển khai F-22 tại châu Âu? - 2