1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Mỹ-Ba Lan làm căng với Nga, khai hỏa ngay biên giới

Xe tăng của quân đội Mỹ với số lượng lớn đã hướng về phía Nga và khai hỏa, động thái chắc chắn sẽ khiến Điện Kremlin "sôi máu".

Mỹ đã tiến hành cuộc tập trận giáp biên giới Nga tại Ba Lan tuần qua. Những hình ảnh ghi nhận được từ cuộc tập trận này là những lần khai hỏa từ nòng pháo của các xe tăng Mỹ nhằm thẳng hướng về phía Nga.

Các bức ảnh và đoạn video trong suốt tuần tập trận ở Ba Lan của các binh sĩ Mỹ đều tập trung vào các cuộc khai hỏa từ xe tăng của lực lượng Mỹ tại Ba Lan. Trong khi đã có khoảng 2.700 xe tăng và thiết bị đã được đưa sang các nước Đông Âu được coi là nhằm bảo vệ các mối đe dọa nguy hiểm, nhưng đa số đều hướng thẳng trực tiếp về phía Nga.

Mỹ và Ba Lan bắn pháo sát nách Nga.
Mỹ và Ba Lan bắn pháo sát nách Nga.

Trong số lượng lớn các xe tăng tham gia luyện tập có xe tăng M1A2 được đào tạo cùng với quân đội Ba Lan khi các lực lượng NATO đổ dồn quân sự vào vùng biên giới giữa châu Âu và Nga. NATO, đặc biệt là các quốc gia Latvia, Lithuania và Ba Lan lo ngại kịch bản xấu nhất là bị Nga "xâm lược". Điều này thể hiện phần nào mục tiêu của các cuộc tập trận là hướng về phía Nga.

Theo Giáo sư Janusz Niedzwiedzki, Hoa Kỳ và NATO đã triển khai lực lượng bổ sung và thiết bị quân sự của các quốc gia châu Âu và phương Đông cũng như các nước Baltic nhưng không nhằm bảo vệ sườn Đông của NATO.

"Thành thật mà nói, nó không phải là bảo vệ biên giới phía Đông của Liên minh châu Âu. Trên thực tế đây là động thái triển khai quân sự gần biên giới Nga" - vị chuyên gia nói.

Nga đã phản ứng gay gắt trước kế hoạch Mỹ điều quân đến sát biên giới. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh, Điện Kremlin coi đây là một bước đi gây hấn của Mỹ dọc đường biên giới nước này. Moscow chắc chắn sẽ đưa ra các biện pháp đáp trả thích đáng.

Xe tăng Mỹ tập trận ở Ba Lan.
Xe tăng Mỹ tập trận ở Ba Lan.

Ông Niedzwiedzki, thư ký báo chí của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Warsaw đề cập đến hai tác động có thể có của Nga liên quan tới động thái mới nhất của NATO. Nga có thể phản ứng bằng cách tăng cường lực lượng quân đội được triển khai tới Kaliningrad. Hoặc Moscow cũng sẽ nỗ lực nhiều hơn vào việc giải quyết các xung đột Ukraine để lợi thế riêng cho mình.

Tuần trước, khoảng 4.000 lính Mỹ, hàng trăm xe bọc thép và hơn 80 xe tăng chiến đấu chủ lực đã tới Đức, bắt đầu một phần của chiến dịch Atlantic Resolve. Cuộc tập trận nhằm mục đích đảm bảo cho các đồng minh châu Âu của Washington rằng Mỹ cam kết bảo vệ họ trước các mối nguy an ninh từ Moscow.

Theo kế hoạch, các binh sĩ thuộc lữ đoàn tăng thiết giáp của Mỹ đóng ở căn cứ gần Zagan trong vòng 9 tháng, sau đó sẽ được thay thế bởi 1 đơn vị khác được chuyển từ Mỹ sang. Thông qua việc luân phiên này, các lực lượng thuộc lữ đoàn tăng thiết giáp này sẽ được triển khai thường trực trên lãnh thổ Ba Lan. Từ đó, các đơn vị sẽ hành quân đến các nước Đông Âu khác, nhất là tại Estonia, Litva, Latvia, Bulgaria, Romania và có thể cả Ukraine để tham gia huấn luyện, diễn tập quân sự.

Theo đánh giá, tất cả các hành động này nói lên rằng Mỹ sẽ tiếp tục triển khai lực lượng của mình ngay sát biên giới Nga.

Ngoài ra, đợt thứ 2 của Mỹ sẽ được di chuyển và đồn trú vào tháng 4 tới tại phía Đông Ba Lan hay còn gọi là Suwalki Gap (hành lang Suwalki) - một vùng đất hẹp nằm giữa Ba Lan với các nước Baltic và tách các khối nước này khỏi phần còn lại của NATO, được coi là “tử huyệt của NATO”, là bàn đạp “hoàn hảo” tấn công của Nga (xe tăng Nga) vào châu Âu.

Theo đánh giá, lữ đoàn tăng thiết giáp này chính là sự bổ sung cho các lực lượng không quân và hải quân trước đó đã được Mỹ triển khai tại châu Âu trong chiến dịch Atlantic Resolve nhằm đảm bảo cho các nước thành viên NATO tại châu Âu và các đối tác khỏi cuộc tấn công từ phía Nga.

Chiến dịch này được Washington triển khai từ năm 2014, sau khi diễn ra sự kiện Maidan (Ukraine) gây ra sự đối đầu mới với Nga. Đạo diễn chính của chiến lược phá vỡ mối quan hệ kinh tế và chính trị giữa Nga và Liên minh châu Âu vì lợi ích của nước Mỹ chính là bà Hillary Clinton, khi đó là Ngoại trưởng trong chính quyền Obama.

Trong quá trình leo thang căng thẳng chống Nga, Ba Lan đóng vai trò trung tâm. Với mục đích này, Ba Lan sẽ nhận được tên lửa hành trình tầm xa của Mỹ có khả năng xuyên hầm boongke, thậm chí có thể được gắn đầu đạn hạt nhân.

Ba Lan cũng đang trong quá trình xây dựng một cơ sở hạ tầng cho hệ thống tên lửa Aegis của Mỹ, tương tự như cơ sở ở Deveselu (Romania). Trước đó, Romania cũng được trang bị hệ thống phóng tên lửa đa nhiệm Mk 41 của Lockheed Martin (không chỉ phóng các tên lửa đánh chặn mà còn các tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân).

Tại Ba Lan cũng như các nước Đông Âu khác đang dấy lên mối lo ngại rất lớn về một thỏa thuận có thể được thực hiện giữa Chính quyền sắp tới của Mỹ với Moscow vì nếu điều này xảy ra sẽ “chôn vùi tất cả những nỗ lực”.

Thậm chí, cơn ác mộng còn đang đè nặng lên lãnh đạo các nước Đông Âu vốn từ lâu có sự thù địch với Nga về việc lữ đoàn tăng thiết giáp được Obama gửi đến sẽ phải quay trở lại Mỹ sau khi ông Donald Trump nhậm chức.

Clip Mỹ- Ba Lan khai hỏa xe tăng tập trận sát nách Nga:

Theo Ngọc Dương

Đất Việt