1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Khoảng trống ký ức của những đứa trẻ babylift tại Anh

(Dân trí) - Nicolaus Cleeve được đưa đến Anh trong chiến dịch babylift (không vận trẻ em) năm 1975 khi mới 6 tháng tuổi. Hàng năm, vào ngày sinh mà bố mẹ nuôi chọn cho anh, Nic thường thả một bó hoa lớn xuống biển như một cách để kết nối với cội nguồn của mình nơi phương xa.

Anh Nicolaus Cleeve là một trong 99 đứa trẻ mồ côi được di tản khỏi Sài Gòn. (Ảnh:

Anh Nicolaus Cleeve là một trong 99 đứa trẻ mồ côi được di tản khỏi Sài Gòn. (Ảnh: Mirror)

Giờ đây, khi đã 40 tuổi, anh Nicolaus Cleeve luôn cho rằng mình kỷ niệm sai ngày sinh nhật. Tuy nhiên, người cha của hai đứa con này lại không có sự lựa chọn nào khác.

Giống như hầu hết những đứa trẻ khác trong “Chiến dịch không vận trẻ em”, quá khứ của anh đã bị xóa sạch sau ngày hôm đó. Nicolaus không hề biết gì về cha mẹ, về cái tên họ đặt cho anh, thậm chí cả ngày sinh của mình. Anh chỉ biết rằng anh được di tản khỏi miền Nam Việt Nam trong những ngày cuối cùng trước khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ.

Nhịp cầu kết nối tìm lại người thân

 

Theo đề nghị của bạn đọc, báo Dân Trí sẽ làm cầu nối để đăng tải thông tin nhằm giúp những người con Việt Nam trong “chiến dịch không vận trẻ em” năm 1975 tìm lại thân nhân. Độc giả trong và ngoài nước quan tâm, có những thông tin hay câu chuyện về chiến dịch này, hãy chia sẻ với chúng tôi. Thư xin gửi về địa chỉ thegioi@dantri.com.vn. Chân thành cảm ơn! (Thư có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh).

Anh được một cặp vợ chồng người Anh nhận nuôi lúc 6 tháng tuổi, chỉ trong một đêm tên của anh từ Ngoc Trang được đổi thành Nic. Ngày 11/10 ấy được xem như là ngày "sinh nhật" của anh.

Mỗi năm, anh thường tưởng nhớ người mẹ ruột mà anh không bao giờ biết bằng cách mua một bó hoa thật lớn, rồi thả chúng xuống biển. Đó dường như là cách duy nhất để anh có thể kết nối với cội nguồn của mình nơi phương xa.

“Mỗi dịp sinh nhật là lúc tôi khắc khoải nhất về những gì đã xảy ra. Ngày sinh của tôi được chọn khi tôi được khoảng 6 tháng tuổi nhưng tôi biết nó không chính xác. Tôi cứ luôn suy nghĩ về mối quan hệ của mình với Việt Nam, tại sao mình lại mồ côi hay tại sao điều này lại xảy ra. Mỗi khi mua hoa tưởng niệm người mẹ ruột mình, tôi thường thả chúng trôi trên vùng biển ở Southend nơi tôi sống như một lời cảm ơn tới bà”, anh nói.

Dù từng đến Việt Nam hai lần nhưng Nic vẫn chưa thể tìm lại cha mẹ đẻ của mình. Anh luôn biết mình là một trẻ mồ côi nhưng lại không có bất kỳ tài liệu nào giúp anh tìm lại cội nguồn của mình.

"Trong chuyến đi trở lại Việt Nam, chúng tôi đã phát hiện ra rằng là nằm trong diện di tản, tức là chúng tôi phải mồ côi. Tôi chưa bao giờ có giấy khai sinh, còn tên tôi lúc đó là do trại trẻ mồ côi đặt cho vì vậy tôi không hề biết mình đến từ đâu", anh kể lại.

Những buổi họp mặt hàng năm

Khoảng 2.000 trẻ mồ côi đã được trực thăng di tản nhanh chóng từ ngày 6/4 năm 1975 khi Tổng thống Mỹ Gerald Ford yêu cầu phải đưa tất cả trẻ em Việt mồ côi rời khỏi Sài Gòn trong Chiến dịch “không vận trẻ em”. Nhiều đứa trẻ đã được đưa tới Mỹ, Úc và Canada an toàn khi cuộc chiến tranh kéo dài suốt hai thập niên lên tới đỉnh điểm.

Những trẻ em được không vận đến Anh năm 1975 thường liên lạc với nhau. Hằng năm, những đứa trẻ này sẽ cùng nhau ăn mừng ngày họ đã được đưa đến nơi an toàn và để tưởng nhớ nơi họ ra đi. Đó là một mối liên kết chặt chẽ, tạo ra những tình bạn bền chặt hay thậm chí những mối quan hệ lãng mạn.

Trong khi Nic cảm thấy hài lòng với cuộc sống mới bên cha mẹ nuôi thì có những người khác phải vật lộn để đối phó với việc bị tách khỏi lối sống của họ và khi những buổi họp nhóm của những đứa trẻ gốc Việt kết thúc.

"Cha mẹ tôi đã không bao giờ giữ bí mật về việc nhận nuôi tôi, họ luôn có cái nhìn tích cực về nhận con nuôi. Tôi không bao giờ thắc mắc tại sao trông mình lại khác với mọi người. Cả khi nhìn vào gương, tôi không nghĩ rằng trông mình khác lạ. 

Những nhận thức đầu tiên của tôi về điều tuyệt vời này là khi tôi tới những buổi tụ họp hàng năm. Một nhóm khoảng 40 đứa trẻ được nhận nuôi và cha mẹ của chúng sẽ tụ họp khắp nơi trên đất nước vào những ngày cuối tuần.
 
Những buổi tụ họp đó thật tuyệt vời, khi tôi lên 10 không còn những buổi họp ấy nữa. Khi chúng tôi lớn lên một chút, chúng tôi đã sắp xếp thời gian để có thể gặp mặt nhau, nhưng số lượng thành viên dần ít đi”, Nic kể lại.

Khoảng trống ký ức không thể lấp đầy

Peter Shepton cùng con trai Theo. (Ảnh:

Peter Shepton cùng con trai Theo. (Ảnh: Mirror)

Đối với Peter Shepton, một người bạn của Nic cũng trong “Chiến dịch không vận trẻ em”, khoảng thời gian thơ ấu dường như là một khoảng trống ký ức mà dường như anh không bao giờ lấp đầy được.

Peter là một nhân viên IT, đã có một đứa con trai hai tuổi. Anh được nhận nuôi bởi một mục sư và vợ của ông và lớn lên ở vùng nông thôn nước Anh. Dù sinh sống ở vùng chợ huyện Chipping Norton, Hạt Oxon nhưng anh luôn mong muốn tìm thấy bố mẹ ruột của mình.

"Phần nào đó trong tôi luôn tự hỏi hỏi, “Tôi là ai? Cha mẹ ruột của tôi là ai? Đây là điều tôi không bao giờ có thể trả lời”, ông chia sẻ.

Những ảnh hưởng đối với Peter càng phức tạp hơn khi cha của anh được cho là một người lính chiến đấu ở Việt Nam.

"Tôi mang trong mình một nửa người Mỹ gốc Phi và một nửa Việt và theo lý thuyết thì cha tôi là một người lính. Tôi đã tìm đến ngôi làng nơi tôi được mang đi và tìm thấy một người phụ nữ có con với một lính Mỹ trong những năm 1970. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm ADN lại không trùng khớp. Tôi cảm thấy hơi thất vọng”, anh nói.

Nguyễn Hiếu
Theo Mirror