1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Hai năm tham chiến tại Syria, Không quân Nga diệt 58.000 tên khủng bố

(Dân trí) - Trong hai năm tham gia cuộc xung đột tại Syria, Không quân Nga đã tiêu diệt khoảng 58.000 phần tử khủng bố, giúp chính quyền Damascus giải phóng nhiều khu vực trọng điểm tại quốc gia Trung Đông này.

Tổng thống Vladimir Putin ngày 11/12 đã tới thăm căn cứ không quân Hmeymim tại Syria và thông báo về kế hoạch rút lực lượng quân sự Nga khỏi nước này. Lệnh rút quân của Tổng thống Putin được đưa ra sau khi Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov ngày 6/12 cho biết Syria đã được giải phóng hoàn toàn khỏi tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). (Ảnh: TASS)
Tổng thống Vladimir Putin ngày 11/12 đã tới thăm căn cứ không quân Hmeymim tại Syria và thông báo về kế hoạch rút lực lượng quân sự Nga khỏi nước này. Lệnh rút quân của Tổng thống Putin được đưa ra sau khi Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov ngày 6/12 cho biết Syria đã được giải phóng hoàn toàn khỏi tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). (Ảnh: TASS)

Không quân Nga bắt đầu tham gia cuộc chiến chống khủng bố tại Syria từ ngày 30/9/2015 theo đề nghị của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và đóng góp một phần đáng kể vào việc giải phóng nhiều khu vực trọng điểm tại Syria. Trong ảnh: Các quân nhân Nga kiểm tra máy bay chiến đấu tại căn cứ Hmeymim trước khi xuất kích. (Ảnh: AP)
Không quân Nga bắt đầu tham gia cuộc chiến chống khủng bố tại Syria từ ngày 30/9/2015 theo đề nghị của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và đóng góp một phần đáng kể vào việc giải phóng nhiều khu vực trọng điểm tại Syria. Trong ảnh: Các quân nhân Nga kiểm tra máy bay chiến đấu tại căn cứ Hmeymim trước khi xuất kích. (Ảnh: AP)

Trong 2 năm tham chiến tại Syria, các máy bay chiến đấu của Không quân Nga đã xuất kích hơn 30.000 lần và tiến hành khoảng 92.000 cuộc tấn công nhằm vào các phần tử khủng bố thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và Mặt trận al-Nusra có liên hệ với tổ chức al-Qaeda. Trong ảnh: Một máy bay vận tải An-124 Ruslan của Nga cất cánh từ căn cứ Hmeymim tại Syria. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)
Trong 2 năm tham chiến tại Syria, các máy bay chiến đấu của Không quân Nga đã xuất kích hơn 30.000 lần và tiến hành khoảng 92.000 cuộc tấn công nhằm vào các phần tử khủng bố thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và Mặt trận al-Nusra có liên hệ với tổ chức al-Qaeda. Trong ảnh: Một máy bay vận tải An-124 Ruslan của Nga cất cánh từ căn cứ Hmeymim tại Syria. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)

Tính đến ngày 22/9/2017, Không quân Nga đã tiêu diệt khoảng 58.000 phần tử khủng bố trong cuộc chiến tại Syria. Trong ảnh: Máy bay ném bom Su-34 của Nga được triển khai tới căn cứ tại Syria để tham gia cuộc chiến chống khủng bố. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)
Tính đến ngày 22/9/2017, Không quân Nga đã tiêu diệt khoảng 58.000 phần tử khủng bố trong cuộc chiến tại Syria. Trong ảnh: Máy bay ném bom Su-34 của Nga được triển khai tới căn cứ tại Syria để tham gia cuộc chiến chống khủng bố. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)

Ngoài các máy bay chiến đấu, Nga cũng triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa, trong đó có hệ thống phòng thủ tầm xa S-400, để hỗ trợ cuộc chiến chống khủng bố tại Syria. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)
Ngoài các máy bay chiến đấu, Nga cũng triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa, trong đó có hệ thống phòng thủ tầm xa S-400, để hỗ trợ cuộc chiến chống khủng bố tại Syria. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)

Mặc dù quy mô của lực lượng quân sự Nga tại Syria cho đến nay vẫn chưa được công bố chính thức, song một số chuyên gia quân sự ước tính có khoảng 10.000 binh sĩ và nhà thầu tư nhân Nga ở Syria. Trong ảnh: Một binh sĩ Nga rèn luyện sức khỏe tại khu vực tập thể hình ở căn cứ Hmeymim, Syria. (Ảnh: TASS)
Mặc dù quy mô của lực lượng quân sự Nga tại Syria cho đến nay vẫn chưa được công bố chính thức, song một số chuyên gia quân sự ước tính có khoảng 10.000 binh sĩ và nhà thầu tư nhân Nga ở Syria. Trong ảnh: Một binh sĩ Nga rèn luyện sức khỏe tại khu vực tập thể hình ở căn cứ Hmeymim, Syria. (Ảnh: TASS)

Bước ngoặt trong chiến dịch chống khủng bố của Nga tại Syria là việc dỡ bỏ vòng vây kiềm tỏa của IS ở khu vực Deir ez-Zor tại miền đông Syria. Đây được cho là sự kiện đánh dấu thắng lợi của Nga trong cuộc chiến chống IS tại Syria. Trong ảnh: Tàu thuộc Hạm đội Biển Đen Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr tiêu diệt các mục tiêu khủng bố thuộc Mặt trận al-Nusra ở Syria từ Địa Trung Hải năm 2016. (Ảnh: TASS)
Bước ngoặt trong chiến dịch chống khủng bố của Nga tại Syria là việc dỡ bỏ vòng vây kiềm tỏa của IS ở khu vực Deir ez-Zor tại miền đông Syria. Đây được cho là sự kiện đánh dấu thắng lợi của Nga trong cuộc chiến chống IS tại Syria. Trong ảnh: Tàu thuộc Hạm đội Biển Đen Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr tiêu diệt các mục tiêu khủng bố thuộc Mặt trận al-Nusra ở Syria từ Địa Trung Hải năm 2016. (Ảnh: TASS)

Nga cho biết việc đánh bại các tổ chức khủng bố sẽ cho phép người dân Syria được tiếp cận các khoản viện trợ nhân đạo và tái thiết cuộc sống sau 6 năm chìm trong chiến tranh. Trong ảnh: Phi công Nga bước vào buồng lái của máy bay tấn công Su-25 trước khi máy bay cất cánh từ căn cứ Hmeymim. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)
Nga cho biết việc đánh bại các tổ chức khủng bố sẽ cho phép người dân Syria được tiếp cận các khoản viện trợ nhân đạo và tái thiết cuộc sống sau 6 năm chìm trong chiến tranh. Trong ảnh: Phi công Nga bước vào buồng lái của máy bay tấn công Su-25 trước khi máy bay cất cánh từ căn cứ Hmeymim. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)

Mỹ tỏ ra hoài nghi về tuyên bố rút quân của Tổng thống Putin. Các quan chức Mỹ cho rằng Nga có thể sẽ chỉ “rút tượng trưng” một số máy bay về nước, sau đó yêu cầu Washington rút các lực lượng ra khỏi lãnh thổ Syria. Trong ảnh: Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của Nga phô diễn sức mạnh tại Syria. (Ảnh: TASS)
Mỹ tỏ ra hoài nghi về tuyên bố rút quân của Tổng thống Putin. Các quan chức Mỹ cho rằng Nga có thể sẽ chỉ “rút tượng trưng” một số máy bay về nước, sau đó yêu cầu Washington rút các lực lượng ra khỏi lãnh thổ Syria. Trong ảnh: Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của Nga phô diễn sức mạnh tại Syria. (Ảnh: TASS)

Nga đã triển khai hàng loạt khí tài quân sự hiện đại để hỗ trợ quân đội chính phủ Syria trong cuộc chiến chống khủng bố, trong đó có robot rà phá bom mìn Uran-6. Moscow đã sử dụng robot đặc biệt này trong các chiến dịch xử lý bom mìn ở thành phố Palmyra của Syria. Trong ảnh: Robot Uran-6 được đưa vào máy bay vận tải An-124. (Ảnh: TASS)
Nga đã triển khai hàng loạt khí tài quân sự hiện đại để hỗ trợ quân đội chính phủ Syria trong cuộc chiến chống khủng bố, trong đó có robot rà phá bom mìn Uran-6. Moscow đã sử dụng robot đặc biệt này trong các chiến dịch xử lý bom mìn ở thành phố Palmyra của Syria. Trong ảnh: Robot Uran-6 được đưa vào máy bay vận tải An-124. (Ảnh: TASS)

Ngoài các phương tiện quân sự và các loại vũ khí hiện đại, Nga cũng triển khai nhiều chuyên gia quân sự tới Syria. Trong ảnh: Các chuyên gia của Trung tâm Rà phá Bom mìn Quốc tế thuộc Lực lượng vũ trang Nga triển khai hoạt động tại Syria năm 2016. (Ảnh: TASS)
Ngoài các phương tiện quân sự và các loại vũ khí hiện đại, Nga cũng triển khai nhiều chuyên gia quân sự tới Syria. Trong ảnh: Các chuyên gia của Trung tâm Rà phá Bom mìn Quốc tế thuộc Lực lượng vũ trang Nga triển khai hoạt động tại Syria năm 2016. (Ảnh: TASS)

Trực thăng đa nhiệm Mi-8 là một trong những mẫu máy bay được quân đội Nga triển khai trong chiến dịch chống khủng bố ở Palmyra, Syria hồi tháng 4/2016. (Ảnh: TASS)
Trực thăng đa nhiệm Mi-8 là một trong những mẫu máy bay được quân đội Nga triển khai trong chiến dịch chống khủng bố ở Palmyra, Syria hồi tháng 4/2016. (Ảnh: TASS)

Binh sĩ Nga quan sát từ trên trực thăng quân sự tại Palmyra. (Ảnh: AP)
Binh sĩ Nga quan sát từ trên trực thăng quân sự tại Palmyra. (Ảnh: AP)

Các binh sĩ Nga phân phát hàng cứu trợ nhân đạo cho người dân Syria tại một chốt kiểm tra an ninh ở khu vực tránh giao tranh gần Homs, Syria hồi tháng 9. (Ảnh: TASS)
Các binh sĩ Nga phân phát hàng cứu trợ nhân đạo cho người dân Syria tại một chốt kiểm tra an ninh ở khu vực tránh giao tranh gần Homs, Syria hồi tháng 9. (Ảnh: TASS)

Một phi công Nga ôm người thân trong ngày trở về tại vùng Voronezh khi phi đội máy bay chiến đấu Su-34 đầu tiên của Nga rút khỏi cuộc chiến tại Syria. (Ảnh: TASS)
Một phi công Nga ôm người thân trong ngày trở về tại vùng Voronezh khi phi đội máy bay chiến đấu Su-34 đầu tiên của Nga rút khỏi cuộc chiến tại Syria. (Ảnh: TASS)

Thành Đạt

Theo TASS

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm