1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Các nước lo ngại trước mưu đồ “Vạn Lý Trường Thành dưới biển” của Trung Quốc

(Dân trí) - Trong bối cảnh căng thẳng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt tại Biển Đông, Trung Quốc tiếp tục có động thái khiến nhiều quốc gia cảm thấy lo ngại. Theo đó, Bắc Kinh đang cân nhắc khả năng thành lập mạng lưới tàu ngầm, hay còn gọi là “Vạn Lý Trường Thành” dưới biển, trong thời gian tới.


Các tàu thuyền của Trung Quốc hoạt động phi pháp quanh đá Chữ Thập tại quần đảo Trường Sa (Ảnh: AMTI)

Các tàu thuyền của Trung Quốc hoạt động phi pháp quanh đá Chữ Thập tại quần đảo Trường Sa (Ảnh: AMTI)

Trang mạng của tạp chí quân sự IHS Jane’s ngày 17/5 cho biết một trong những công ty đóng tàu lớn nhất của Trung Quốc đã đề xuất thành lập một mạng lưới cảm biến từ các tàu chiến và tàu ngầm để phát hiện tàu ngầm của Nga và Mỹ, cũng như thúc đẩy khả năng kiểm soát của Bắc Kinh tại những vùng biển đang có tranh chấp.

Công ty Hợp tác Đóng tàu Quốc gia, một trong hai công ty đóng tàu thuộc sở hữu của nhà nước lớn nhất tại Trung Quốc, đã công bố cái gọi là dự án “Vạn Lý Trường thành dưới biển” ở một triển lãm tại nước này hồi cuối năm ngoái.

Tạp chí IHS Jane’s khẳng định họ có một bản dịch chi tiết về công nghệ đề xuất trên từ một quan chức chính phủ Trung Quốc. Theo đó, dự án “Vạn Lý Trường thành dưới biển” là quá trình xây dựng hệ thống cảm biến trên các tàu chiến và tàu ngầm có thể đối phó với lợi thế mà các tàu ngầm Nga và Mỹ đang có, cũng như giúp Trung Quốc có thể kiểm soát tốt hơn các hoạt động tại những vùng biển như Biển Đông trong tương lai.

Theo tạp chí IHS Jane’s, nếu hệ thống trên được xây dựng bởi Công ty Hợp tác Đóng tàu Quốc gia, nhiều khả năng Hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ mua hệ thống này. Ngoài ra, tạp chí IHS Jane’s cũng cho rằng Công ty Hợp tác Đóng tàu Quốc gia đang đề xuất cải tiến phiên bản Hệ thống Cảnh báo Âm thanh của nước này, vốn từng cho phép Mỹ có lợi thế khi đối diện với các tàu ngầm của Liên Xô cũ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Thông tin trên của IHS Jane’s được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ liên quan tới những tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Thời gian qua, Mỹ đã tiến hành nhiều hoạt động tuần tra bảo đảm tự do hàng hải tại những khu vực ở Biển Đông mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền.

Hải quân Trung Quốc có quy mô lớn thứ hai thế giới với hơn 80 tàu ngầm, trong đó 16 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và 15 tàu ngầm khác được trang bị công nghệ kéo dài thời gian hoạt động dưới biển và các động cơ ít gây ra tiếng ồn, tăng cường khả năng tàng hình. Những báo cáo thời gian qua cho thấy Trung Quốc đang tìm cách cải thiện các năng lực tác chiến chống ngầm, qua đó thu hẹp khoảng cách với Hải quân Mỹ.

Tạp chí IHS Jane’s dẫn báo cáo của Công ty Hợp tác Đóng tàu Quốc gia cho biết một mục tiêu khác của hệ thống cảnh báo mới là nhằm cung cấp cho khách hàng “gói giải pháp trong quá trình giám sát và thu thập thông tin từ môi trường dưới nước, xác định vị trí theo thời gian thực, theo dấu các mục tiêu ở trên mặt nước và dưới biển, cảnh báo sóng thần và các thảm họa khác, cũng như tiến hành các nghiên cứu khoa học dưới biển”.

Ngọc Anh

Theo SCMP