1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Bệnh viện Mỹ tính dùng máy thở cho động vật điều trị bệnh nhân Covid-19

(Dân trí) - Nguồn cung khan hiếm, giá cả leo thang và nhu cầu gia tăng đột biến về trang thiết bị y tế đã khiến nhiều bang và bệnh viện tại Mỹ rơi vào tình cảnh khốn khổ.

Bệnh viện Mỹ tính dùng máy thở cho động vật điều trị bệnh nhân Covid-19 - 1

Nhân viên y tế giúp nhau mặc thiết bị bảo hộ tại Northlake, Illinoiss, Mỹ (Ảnh: AP)

Washington Post đưa tin, khi số ca mắc Covid-19 tại Mỹ không ngừng tăng, giá cả các trang thiết bị y tế đã leo thang trong khi nguồn cung hạn hẹp. Trong bối cảnh đó, các thống đốc và giới chức y tế đang hối thúc chính quyền của Tổng thống Donald Trump sử dụng Luật sản xuất quốc phòng (DPA) để lập lại trật tự.

Để có được các khẩu trang, đồ bảo hộ và máy thở, các bang và các bệnh viện thậm chí phải cạnh tranh nhau, đẩy giá cả leo thang. Một số khu vực bị ảnh hưởng nhất tại Mỹ đang nhận được các nguồn cung khẩu trang N95 mới, nhưng các khu vực khác vẫn thiếu trầm trọng.

Các bệnh viện đang kêu gọi tài trợ khẩu trang và găng tay từ các công

Tính tới ngày 25/4, Mỹ ghi nhận 68.594 trường hợp mắc Covid-19 và 1.036 ca tử vong. New York là bang có số ca nhiễm và tử vong lớn nhất, với 33.000 ca mắc và 366 ca tử vong.

ty xây dựng, các tiệm nail và tiệm xăm hình. Thậm chí, các bệnh viện còn cân nhắc sử dụng các máy thở được thiết kế cho các loài động vật lớn do không có đủ loại chế tạo cho người.

Thị trường cung cấp thiết bị y tế đã rơi vào hỗn hoạn, theo các quan chức bang và giới chức y tế Mỹ. Họ đang kêu gọi chính phủ liên bang sử dụng luật thời chiến để lập lại trật tự và đảm bảo rằng Mỹ có đủ thiết bị mà nước này cần để chiến đấu với đại dịch Covid-19. Cho tới nay, chính quyền Trump vẫn từ chối.

“Tôi không thể tìm được thêm các thiết bị. Vấn đề không phải là tiền”, Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết mới đây, trong bối cảnh bang này đang trở thành nơi bị ảnh hưởng nghiêm trong nhất bởi đại dịch. “Chúng tôi cần sự trợ giúp của liên bang ngay lúc này”.

Ông Cumo cho biết, đội ngũ của ông đã đảm bảo có đủ các bộ đồ bảo hộ cho các nhân viên y tế sử dụng trong vài tuần. Nhưng ông nói không thể mua hầu hết trong số 30.000 máy thở ước tính mà bang này sẽ cần để phục vụ các bệnh nhân nhập viện cần dùng đến vào thời kỳ đỉnh dịch.

Lời kêu gọi của ông Cumo đã nhận được sự ủng hộ từ những người khác, trong đó có Hiệp hội Y tế Mỹ, Thống đốc bang Illinois JB Pritzker, các ứng viên đảng Dân chủ Bernie Sanders và Joe Biden, những người đã kêu gọi Tổng thống Trump sử dụng Luật sản xuất quốc phòng để yêu cầu các công ty sản xuất hàng loạt trang thiết bị y tế. Luật này, ra đười trong Chiến tranh Triều Tiên, cho phép chính phủ yêu cầu các công ty sản xuất một số mặt hàng nhất định và trả tiền cho việc đó.

Thị trường hỗn loạn

Mặc dù các thống đốc và lãnh đạo bệnh viện hoan nghênh nhiều công ty tham gia vào việc sản xuất khẩu trang và máy thở nhưng họ vẫn lo ngại rằng các nỗ lực tình nguyện là quá nhỏ nếu không có sự phối hợp của liên bang.

“Khi chúng ta lâm vào chiến tranh, nếu chúng ta không nói gì có công ty nào muốn chế tạo một tàu chiến? Ai muốn chế tạo một tàu chiến?”, Thị trưởng Cuomo nói.

Tổng thống Trump và cố vấn thương mại của ông, Peter Navarro, đã nhiều lần nói rằng họ không cần bắt buộc các công ty sản xuất theo DPA vì có nhiều nhà sản xuất đang tình nguyện cung cấp trang thiết bị y tế. Tuy nhiên, ông Trump hôm 24/3 dường như thừa nhận sự hỗn loạn khi gọi thị trường khẩu trang và máy thở trên thế giới là “phát điên” trong một bình luận trên Twitter, nói thêm rằng không dễ để mua chúng.

Tuy nhiên, ông cũng viết rằng ông không phải sử dụng Luật sản xuất quốc phòng vì “không ai nói Không. Hàng triệu khẩu trang đang được dự phòng tại Mỹ”.

Ngày 24/3, Peter Gaynor, người đứng đầu Cơ quan quản lý khẩn cấp liên bang (FEMA), nói với CNN rằng chính phủ có kế hoạch sử dụng DPA để mua 60.000 bộ xét nghiệm virus corona. Nhưng sau đó, phát ngôn viên Lizzie Litzow của FEMA cho biết, vào phút chót, cơ quan này đã mua được số bộ xét nghiệm từ thị trường tư nhân mà không cần dùng tới DPA.

Trong khi đó, các bang và bệnh viện đang miêu tả các cố gắng phi thường nhằm có được các trang thiết bị. Trong một cuộc họp báo tuần này, Thống đốc Illinois JB Pritzker cho biết ông đã chỉ đạo 1 nhóm làm việc qua điện thoại suốt cả tuần để mua các trang thiết bị y tế từ khắp toàn cầu. Ông đã đề nghị các tiệm nail, các tiệm xăm hình và các trung tâm phẫu thuật để tặng số găng tay và khẩu trang dự trữ của họ trong khi các tiệm này phải đóng cửa.

Ông Pritzker cho biết nhóm của ông đã đạt được một số kết quả, trong đó có việc mua 2,5 triệu khẩu trang N95. Nhưng ông cũng cho biết, nhóm của ông đang gặp phải các trở ngại đáng lẽ không nên tồn tại, như các đơn đặt hàng của các bang khác và chính phủ liên bang.

Trong trao đổi với các hãng chế tạo máy thở, một công ty “nói với tôi rằng tôi phải cạnh tranh với FEMA để mua các máy thở”, ông Pritzker nói. “Tôi đã gọi cho một nhà sản xuất các máy thở khác và ông ấy cho tôi thấy rằng tôi cũng phải cạnh tranh với các nước khác, không chỉ có Mỹ… Tốt hơn là tôi nên đặt hàng nhiều nhất có thể để có vị trí cao hơn trong danh sách ưu tiên”.

Ông Pritzker cũng kêu gọi Nhà Trắng sử dụng DPA để tập trung hóa quy trình mua sắm trang thiết bị.

Bệnh viện Mỹ tính dùng máy thở cho động vật điều trị bệnh nhân Covid-19 - 2

Mỹ đang thiếu trầm trọng trang thiết bị y tế như khẩu trang, găng tay, bộ đồ bảo vệ, máy thở... (Ảnh: Washington Post)

Máy thở thú y

Rhonda Medows, chủ tịch về quản lý y tế dân số tại Providence St. Joseph Health, một chuỗi các bệnh viện và phòng khám trụ sở tại Seattle có các cơ sở ở 7 bang, cho hay hệ thống y tế của bà đang cân nhắc đề xuất sử dụng các máy thở thú y được dùng để điều trị cho các loài động vật lớn vì lo ngại tình trang không có đủ máy thở cho con người.

“Có các nước đang phát triển được trang bị tốt hơn chúng tôi hiện đang ở Seattle”, bà Medows nói. “Suốt nhiều tuần, chúng tôi đã đề nghị chính phủ liên bang yêu cầu các nhà sản xuất sản xuất thêm trang thiết bị bảo hộ cá thêm vì chúng tôi đã dự đoán được tình trạng thiếu hụt trầm trọng”.

Nhu cầu tăng vọt và sự đấu thầu cạnh tranh đã đẩy giá leo thang. Premier, một công ty chăm sóc sức khỏe thường mua trang thiết bị và vật phục vụ cho 4.000 bệnh viện, thường trả khoảng 30 cent cho mỗi chiếc khẩu trang, nhưng giờ đây giá đã lên từ 3-15% USD cho mỗi chiếc, phó chủ tịch tập đoàn Chaun Powell cho biết.

Mỹ thường sử dụng tới 25 triệu khẩu trang mỗi năm nhưng dự đoán sẽ sử dụng gần nhiều lần như vậy trong năm tới.

“Đã có sự chạy đua trên toàn cầu về sản xuất. Và nguồn cung đã sụt giảm sau khi các nhà máy tại Vũ Hán (Trung Quốc) đóng cửa”, ông Powell nói.

Một số bệnh viện bị ảnh hưởng nhiều nhất đang sử dụng số trang thiết bị cao gấp từ 4 đến 10 lần. Một số trung tâm y tế và bệnh viện phải huy động toàn bộ các nguồn để tìm kiếm các khẩu trang.

Hôm 22/4, các quan chức của Noyes Health, đơn vị điều hành một bệnh viện và các cơ sở khác ở New York, thông qua Facebook đã kêu gọi cộng đồng tài trợ các khẩu trang và thiết bị nhằm bảo vệ đội ngũ y bác ỹ trong cuộc chiến dài hơi. Sau đó, các công ty xây dựng và các nhân viên ngành dịch vụ đồ ăn đã hỗ trợ các khẩu trang và găng tay.

 

An Bình

Theo Washington Post

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm