Cận cảnh khu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 "made in Vietnam"

(Dân trí) - Quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 của vắc xin Covivac sẽ được thực hiện tại Đại học Y Hà Nội.

Hôm nay, 21/1, vắc xin Covid-19 thứ hai của Việt Nam đã khởi động chương trình thử nghiệm lâm sàng. Đây là vắc xin Covivac được phát triển bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC).

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đảm nhận thử nghiệm lâm sàng và Trường Đại học Y Hà Nội sẽ phối hợp thực hiện, cũng là nơi tổ chức thử nghiệm.

Cận cảnh khu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 made in Vietnam - 1

Vắc xin Covivac

Theo TS Trần Thanh Tùng, Phó trưởng bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội, trong giai đoạn 1 của thử nghiệm lâm sàng dự kiến sẽ lựa chọn 120 tình nguyện viên khỏe mạnh, tuổi từ 18 - 59, được chia thành 5 nhóm sử dụng các liều vắc xin: 1mcg, 3 mcg, 10 mcg, 1mcg có bổ sung tá chất và sử dụng giả dược. Việc tiêm thử giai đoạn 1 dự kiến sẽ được tiến hành vào sau Tết Nguyên Đán.

Cận cảnh khu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 made in Vietnam - 2

TS Trần Thanh Tùng Phó trưởng bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội

"Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất như giường bệnh, các loại thuốc men, trang thiết bị để phục vụ cho thử nghiệm lâm sàng", TS Tùng cho hay.

Cận cảnh khu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 made in Vietnam - 3

Khu vực thử nghiệm lâm sàng được bố trí tại tầng 3, ký túc xá Đại học Y Hà Nội.

Cận cảnh khu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 made in Vietnam - 4

Khu thử nghiệm đã được Hội đồng Bộ Y tế thẩm định và cấp chứng chỉ đạt chuẩn tiến hành thử nghiệm vắc xin cũng như các chế phẩm khác.

Cận cảnh khu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 made in Vietnam - 5

Khu vực phòng khám lâm sàng và cấp cứu. Tình nguyện viên đăng ký thử nghiệm sẽ trải qua tổng cộng 9 lần thăm khám trong vòng 13 tháng. Lần thăm khám đầu tiên nhằm mục đích sàng lọc xem tình nguyện viên có đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng hay không?

Cận cảnh khu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 made in Vietnam - 6

Khu vực phòng lấy mẫu sinh học

Cận cảnh khu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 made in Vietnam - 7

Tình nguyện viên sẽ được lấy mẫu máu trong 7/9 lần thăm khám, bao gồm: trước mỗi lần tiêm, 7 ngày sau mỗi lần tiêm, 14 ngày, 6 tháng và 12 tháng sau lần tiêm thứ hai. Việc này giúp đánh giá sức khỏe cũng như đo lượng kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 trong máu.

Cận cảnh khu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 made in Vietnam - 8

Sau mỗi mũi tiêm, tình nguyện viên sẽ ở lại khu vực thử nghiệm để giám sát chặt sức khỏe trong vòng 72h. 

Cận cảnh khu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 made in Vietnam - 9
Cận cảnh khu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 made in Vietnam - 10

Phía Đại học Y Hà Nội đã bố trí đầy đủ phỏng ngủ cũng như các tiện nghi sinh hoạt khác cho các tình nguyện viên.

Cận cảnh khu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 made in Vietnam - 11

Khu vực phòng bếp phục vụ nhu cầu của tình nguyện viên.

Cận cảnh khu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 made in Vietnam - 12

Tủ bảo quản vắc xin. Theo IVAC, Covivac có thể bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C. Đây cũng là một lợi thế lớn so với các vắc xin của Mỹ, châu Âu đòi hỏi điều kiện bảo quản rất ngặt nghèo.

Cận cảnh khu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 made in Vietnam - 13

Khu vực phòng Giám sát sinh lý trung tâm. Diễn biến sức khỏe của tình nguyện viên được giám sát chặt thông qua hệ thống camera. 

Ngoài ra, ngay bên cạnh khu vực thử nghiệm là Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có thể triển khai rất hiệu quả tất cả mọi tình huống từ điều trị đến cấp cứu. Từ khu vực thử nghiệm lâm sàng di chuyển sang Đại học Y Hà Nội cũng chỉ mất khoảng 5 phút.

TS Nguyễn Ngô Quang - Phó cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) nhấn mạnh: "Vấn đề an toàn cho các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin luôn được đặt lên hàng đầu. Nhóm nghiên cứu sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối, trong tất cả tình huống xảy ra".

Phía IVAC cũng cho biết, đơn vị này đã mua bảo hiểm theo quy định của Bộ Y tế để chi trả cho việc điều trị các vấn đề sức khỏe không mong muốn liên quan đến nghiên cứu.
 
Theo dự kiến, vào tháng 5, giai đoạn 1 sẽ hoàn thành. Giai đoạn 2 vào tháng 7-9. Sang giai đoạn 2, các tình nguyện viên được theo dõi 30 phút sau mỗi mũi tiêm, giảm thời gian lưu lại cơ sở nghiên cứu. Giai đoạn 2 dự kiến được triển khai tại Trung tâm Y tế huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Các tình nguyện viên được thu tuyển tại các xã thuộc huyện Vũ Thư. Giai đoạn 3 vào tháng 11, kế hoạch cụ thể sẽ dựa vào kết quả nghiên cứu của 2 giai đoạn đầu tiên.
Bài: Minh Nhật
Ảnh: Quang Hùng