1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Quảng Nam:

Nghề "chồng bỏ, chồng chê", tất bật ngày đêm vẫn không hết việc

Ngô Linh

(Dân trí) - Những ngày này, làng nghề hấp cá xã Bình Minh lại tất bật đỏ lửa, đây được gọi vui là nghề "chồng bỏ, chồng chê" bởi cái mùi đặc trưng của cá biển tươi.

Nghề chồng bỏ, chồng chê, tất bật ngày đêm vẫn không hết việc - 1

Từ sáng sớm, các thuyền đánh cá cập bến bãi ngang xã Bình Minh, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) mang về đầy ắp cá cơm. Theo người dân, năm nay cá cơm về muộn hơn mọi năm, sản lượng cũng không dồi dào như trước.

Nghề chồng bỏ, chồng chê, tất bật ngày đêm vẫn không hết việc - 2

Những mẻ cá tươi rói được đưa ngay vào lò hấp, mỗi phụ nữ gánh thuê được trả công 10.000 đồng/gánh, cũng giúp họ trang trải thêm tiền chợ búa. Cơn bão Chanchu (năm 2006) đã cướp đi nhiều đàn ông, trai tráng xã Bình Minh. Những người đàn bà "góa" ở đây trở thành lao động chính gánh vác gia đình.

Nghề chồng bỏ, chồng chê, tất bật ngày đêm vẫn không hết việc - 3

Tại lò hấp lớn nhất xã Bình Minh của chị Hồ Thị Liên, công nhân đang tất bật rửa cá để cho vào lò. Lao động ở đây chủ yếu là phụ nữ, họ đảm nhiệm các khâu rửa cá, mang cá đi phơi… Mùa hấp cá thường rơi vào tháng 4 đến tháng 6, đây là thời điểm "vàng" bởi cá đầy khoang, là mùa nắng nóng dễ bề phơi phóng.

Nghề hấp cá bãi ngang tất bật đỏ lửa

Nghề chồng bỏ, chồng chê, tất bật ngày đêm vẫn không hết việc - 4

Một thợ hấp cá cho hay, sau khoảng 5 phút, cá chín sẽ được đưa ra khỏi lò, hơi nước tỏa nghi ngút. Bằng kinh nghiệm, người thợ sẽ chọn đúng thời điểm để cá không bị sống, ảnh hưởng đến chất lượng. Tùy loại cá lớn nhỏ mà có thời gian hấp khác nhau.

Nghề chồng bỏ, chồng chê, tất bật ngày đêm vẫn không hết việc - 5

Cá được hấp chủ yếu là cá nục, cá trích, cá cơm… Nghề hấp cá ở Quảng Nam chủ yếu tập trung tại các xã ven biển Duy Hải, Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên và xã Bình Minh, huyện Thăng Bình.

Nghề chồng bỏ, chồng chê, tất bật ngày đêm vẫn không hết việc - 6

Những mẻ cá hấp chín vừa phải sẽ được mang đi phơi trên giàn tre dựng sẵn bên bờ biển, tùy vào độ lớn nhỏ mà thời gian phơi từ 1-3 ngày, người dân thường chỉ chọn ngày nắng gắt để phơi nhằm đảm bảo chất lượng. Một lò lớn có thể hấp từ 10-20 tấn cá/ngày, tùy vào sản lượng đánh bắt được.

Nghề chồng bỏ, chồng chê, tất bật ngày đêm vẫn không hết việc - 7

Dưới cái nắng chang chang bên bờ biển, những người phụ nữ nhanh tay trải cá ra phơi, ngày trở 2 lần, đợi đến chiều thì mang vào cất. Công lao động trung bình 400.000 đồng/ngày, dù đây là nghề thời vụ nhưng đem lại thu nhập ổn định cho những phụ nữ tuổi trung niên ở đây.

Nghề chồng bỏ, chồng chê, tất bật ngày đêm vẫn không hết việc - 8

Theo Ông Lê Xuân Tới, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Minh, địa bàn xã có 4-5 lò hấp có quy mô, ngoài ra đa số là lò hấp tự phát. Nhiều ngư dân đi biển đánh bắt đều tự xây dựng lò hấp để tham gia cung cấp ra thị trường. Nghề hấp cá tại đây có từ lâu đời, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương và các vùng lân cận.

Nghề chồng bỏ, chồng chê, tất bật ngày đêm vẫn không hết việc - 9

Ngoài cách bảo quản bằng việc hấp cá rồi đem phơi khô, nhiều ngư dân cũng chọn cách phơi trực tiếp cá tươi, nhưng cách này cá không để được lâu.