1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Quảng Nam:

Lội sông, cào bùn nhặt sản vật trời cho ở rừng ngập mặn

Hoài Sơn

(Dân trí) - Khi thủy triều xuống cũng là lúc người dân ở xã Tam Hải (tỉnh Quảng Nam) tiến về cánh rừng ngập mặn ven sông Trường Giang để nhặt ốc quắn, thu nhập vài trăm nghìn đồng mỗi ngày.

Lội sông, cào bùn nhặt sản vật trời cho ở rừng ngập mặn - 1

Khoảng giữa buổi chiều hàng ngày, tầm 14h, khi nước rút xuống để lộ những bãi bùn lớn, bà Nguyễn Thị Hương (57 tuổi, ở xã Tam Hải, huyện Núi Thành) lại tới những cánh rừng ngập mặn nằm sát bờ sông Trường Giang để nhặt ốc quắn (nhiều nơi gọi là ốc đắng).

Lội sông, cào bùn nhặt sản vật trời cho ở rừng ngập mặn - 2

Ốc quắn là loài thủy sản nước lợ rất phổ biến ở những cánh rừng ngập mặn. Ốc có quanh năm, nhưng nhiều nhất là những tháng hè. Ốc có nhiều kích cỡ, nhưng lớn nhất chỉ bằng đầu đũa và có đuôi nhọn, thân hình xù xì, có gai nhỏ trên vỏ. Chúng nằm rải rác trên bãi bùn, dưới gốc những cây đước.

Lội sông, cào bùn nhặt sản vật trời cho ở rừng ngập mặn - 3

Trước đây, ốc quắn ít có giá trị về kinh tế. Ở các vùng ven sông, lúc rảnh rỗi, các bà, các chị thường rủ nhau vào rừng tìm bắt ốc quắn về chế biến món ăn trong gia đình.

Lội sông, cào bùn nhặt ốc quắn ở rừng ngập mặn

Lội sông, cào bùn nhặt sản vật trời cho ở rừng ngập mặn - 4

Vài năm trở lại đây, loại ốc này được nhiều trại nuôi trồng thủy sản mua về làm thức ăn cho tôm. Vì thế nhặt ốc quắn đã trở thành một nghề kiếm thêm thu nhập của nhiều người dân sống ven sông Trường Giang.

Lội sông, cào bùn nhặt sản vật trời cho ở rừng ngập mặn - 5

"Ốc quắn vốn là sản vật trời cho, mùa này nhiều vô kể. Trung bình một buổi nếu chịu khó lội bùn tôi có thể bắt được 100kg ốc, bán ra được khoảng 300.000 đồng. Số tiền này tuy không nhiều nhưng cũng đủ trang trải qua ngày", bà Hương chia sẻ.

Lội sông, cào bùn nhặt sản vật trời cho ở rừng ngập mặn - 6

Bà Hương cho biết thêm làm nghề này, người dân phải đi từ lúc nước vừa rút xuống cho đến khi nước mấp mé lên đến rễ đước là kết thúc công việc. Dụng cụ để nhặt ốc cũng rất đơn giản và không tốn chi phí, chỉ cần rổ, thùng xốp và bao để đựng.

Lội sông, cào bùn nhặt sản vật trời cho ở rừng ngập mặn - 7

Những người làm công việc này phải chịu khó và kiên trì. Vì muốn bắt được ốc phải lội sông, dầm mình hàng giờ liền trong bùn đất. Chưa kể, tay phải liên tục cào dưới lớp bùn để thu ốc nên rất dễ bị rễ cây, mảnh chai… cứa chảy máu.

Lội sông, cào bùn nhặt sản vật trời cho ở rừng ngập mặn - 8

"Cái nghề này cực lắm chú ơi. Dầm miết trong bùn nên nhiều lúc về tắm rồi mà vẫn còn nghe mùi. Các bệnh ngoài da thì không thể tránh khỏi… Nhưng giờ đã quen với sông nước rồi, không làm thì lấy gì mà sống", bà Hương bộc bạch.

Lội sông, cào bùn nhặt sản vật trời cho ở rừng ngập mặn - 9

Đang nhặt ốc cạnh đó, ông Nguyễn Văn Tùng (54 tuổi) cho biết, sau khi cào được ốc, người dân dùng một chiếc rổ nhựa đãi, rửa bùn, cát cho đến khi trong rổ chỉ còn lại ốc.

Lội sông, cào bùn nhặt sản vật trời cho ở rừng ngập mặn - 10

Ốc ở đây sau khi thu hoạch không cần phải mang ra chợ bán. Bà con để tại nhà, sẽ có thương lái trực tiếp đến cân với giá 3.000 đồng/kg. Loại ốc này có bao nhiêu thương lái cũng mua hết.

Lội sông, cào bùn nhặt sản vật trời cho ở rừng ngập mặn - 11

Ốc được tập kết cho chủ vựa rồi chuyển thẳng vào các tỉnh thành phía Nam để làm thức ăn chăn nuôi thủy sản. Có nhiều thương lái còn cung cấp ốc ra các chợ bán lẻ để phục vụ nhu cầu của người dân địa phương.

Lội sông, cào bùn nhặt sản vật trời cho ở rừng ngập mặn - 12

"Làm nghề này thì người không sạch sẽ được rồi, nhưng đổi lại cũng có thu nhập ổn. Tôi đi nhặt ốc mỗi ngày khoảng 3 giờ đồng hồ. Hôm nào chịu khó và trúng thì được hàng trăm ký, bán được 200.000-400.000 đồng", ông Tùng chia sẻ.