Khủng hoảng Qatar ảnh hưởng đến kinh tế và cuộc sống hàng triệu người

(Dân trí) - Khủng hoảng chính trị làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến Qatar, một trong những nhà sản xuất khí đốt và trung tâm du lịch lớn nhất thế giới. Điều này khiến hàng triệu người bị ảnh hưởng, nhiều người Ả Rập ở Qatar thậm chí không chắc chắn về số phận của họ.


Đường bay ban đầu của các chuyến bay tại Qatar khi bay qua không phận Bahrain, Ả Rập Xê Út, UAE và Ai Cập bằng cách bay qua không phận Iran. (Nguồn: Flight Radar/AP)

Đường bay ban đầu của các chuyến bay tại Qatar khi bay qua không phận Bahrain, Ả Rập Xê Út, UAE và Ai Cập bằng cách bay qua không phận Iran. (Nguồn: Flight Radar/AP)

Cuộc sống người dân đảo lộn

Theo The Washington Post, nhiều năm căng thẳng trong quan hệ vùng vịnh đã bùng nổ khi Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập cắt đứt quan hệ với Qatar. Bốn quốc gia Ả Rập này đã đóng cửa đường bộ, đường biển và đường hàng không với Qatar, cáo buộc quốc gia này hỗ trợ các nhóm khủng bố trong khu vực, can thiệp vào các hoạt động có chủ quyền của họ và các nhóm ủng hộ làm suy yếu sự ổn định chính trị.

Không những vậy, Ả Rập Xê Út, UAE và Bahrain cũng ra lệnh cho công dân của họ, những người đi du lịch miễn phí trong toàn bộ vùng Vịnh gồm 6 quốc gia bao gồm cả Qatar, phải rời khỏi quốc gia bán đảo này và cảnh báo về việc đi đến hoặc đi qua Qatar. Do đó, số phận của khoảng 300.000 người Ai cập ở đó vẫn còn chưa rõ ràng.

“Tình hình rất khó khăn cho chúng tôi, giống như cuộc sống bị đảo lộn hết lên vậy nhưng tôi có trách nhiệm ở lại đây trong khoảng thời gian nhạy cảm này và giúp sinh viên hoàn thành kỳ thi cuối kỳ nữa”, Hatoon al-Fassi, Giáo sư người Ả Rập Xê Út, giảng viên khoa Vùng Vịnh và Nghiên cứu Phụ nữ tại Đại học Qatar cho biết.

Ảnh hưởng rộng khắp các nền kinh tế

Được biết, các biện pháp trừng phạt bắt đầu từ hôm 5/6 vừa qua đối với Qatar có ảnh hưởng ngay lập tức. Những người dân hoảng loạn đã đổ xô vào các cửa hàng tạp hóa để trữ các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, hàng trăm xe tải vận chuyển thực phẩm và vật liệu xây dựng đã bị chặn lại khi đi vào Qatar từ Ả Rập Xê Út.

Nguyên do dẫn đến điều này là bởi Qatar, quốc gia chủ yếu chỉ có đồ ăn tráng miệng phải nhập khẩu hơn 40% nhu cầu lương thực của mình thông qua đường biên giới đất liền duy nhất gắn với Ả Rập Xê Út.

Thị trường chứng khoán của Qatar giảm hơn 7% vào hôm 5/6, mặc dù nó có phần hồi phục vào ngày hôm qua (6/6).

Bên cạnh đó, các chuyến bay cũng bị trì hoãn tại sân bay quốc tế Hamad của Qatar, nơi được coi là trung tâm vận tải lớn cho 37 triệu hành khách/năm, chủ yếu giữa châu Âu và châu Á. Hãng vận tải hàng đầu của quốc gia, Qatar Airways, đã buộc phải thay đổi tuyến bay châu Âu qua không phận Iran và Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ả Rập Xê Út và Ai Cập chặn các chuyến bay sử dụng không phận của họ.

Qatar Airways cũng dừng các chuyến bay đến 4 quốc gia Ả Rập để đáp ứng các chuyến bay của hãng UAE Etihad, FlyDubai, Emirates, EgyptAir và Gulf Air của Bahrain đến Qatar.

John Sfakianakis, giám đốc nghiên cứu kinh tế tại Trung tâm nghiên cứu Gulf Research tại Ả Rập Xê Út cho biết cuộc khủng hoảng này sẽ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia chứ không chỉ riêng Qatar.

“Các nhà đầu tư đã dự đoán và hiểu rõ về những vấn đề như thế này. Nếu cuộc khủng hoảng duy trì trong nhiều tháng, nó sẽ là vấn đề của cả khối quốc gia vùng vịnh”, ông nhận định.

Tuy nhiên, ngoài các quốc gia vùng vịnh, tác động kinh tế và tài chính của các nước khác đến Qatar dường như còn hạn chế.

Bởi là một quốc gia giàu có, Qatar đầu tư mạnh ở nước ngoài thông qua quỹ đầu tư có chủ quyền, bao gồm cả London, Paris và New York. Qatar có cổ phần trong mọi thứ từ ngân hàng đến sân bay và bất động sản, bao gồm cả Empire State Building ở New York và Shard & Harrods ở London. Qatar cũng là nước sản xuất khí thiên nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới và xuất khẩu rất nhiều.

Báo chí tại thủ đô Abu Dhabi đưa tin, khí đốt tự nhiên của Qatar vẫn cung cấp bình thường đến UAE mặc dù mối quan hệ này đã bị cắt đứt. Nhập khẩu khí của Qatar cũng vẫn chiếm 1/3 nhu cầu hàng ngày của UAE. Đường ống dẫn khí dưới biển chạy giữa Qatar và UAE đã chuyển tiếp sang Oman, đất nước vẫn giữ được tính trung lập trong cuộc tranh chấp vùng vịnh. Bên cạnh đó, Ai Cập cũng là nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ Qatar.

Ông Jason Tuvey, kinh tế gia tại Capital Economics ở London cho biết, tác động của cuộc khủng hoảng lên thị trường dầu thô sẽ “có thể bị giới hạn” bởi Qatar là một trong những nước sản xuất nhỏ trong khối OPEC, với sản lượng hàng ngày khoảng 0,6 triệu thùng.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, 72% lượng khí đốt xuất khẩu của Qatar đi đến châu Á qua đường biển. "Tuy nhiên, không có dấu hiệu cho thấy, các nước láng giềng của Qatar muốn leo thang cuộc khủng hoảng bằng cách chặn các tàu của họ", Tuvey nói.

Tuy nhiên, cuộc xung đột chính trị nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến nỗ lực của Qatar để trở thành trung tâm tài chính khu vực và tổ chức giải đấu World Cup vào năm 2022, Eurasia Group cho biết. Cuộc khủng hoảng cũng sẽ làm tăng lạm phát ở Qatar, tăng nguy cơ hạ cấp xếp hạng tín dụng và giảm hoạt động của các ngân hàng khu vực.

Cụ thể, ngân hàng Al Ahly của Ai Cập đã hạ đến mức 0 cho tỷ giá đồng Qatar Rian mặc dù Ngân hàng Trung ương Ai Cập đã phủ nhận rằng đã ra lệnh cho các ngân hàng ngừng bán hoặc mua đồng tiền này của Qatar.

Hồng Vân
Theo The Washington Post