“Đóng cửa Kaesong không gây hại kinh tế Triều Tiên”
Ngày 12/4, Giáo sư của Viện Kinh tế thuộc Viện Khoa học Xã hội ở Bình Nhưỡng, ông Ri Gi Song khẳng định rằng nước này không cảm nhận thấy bất kỳ ảnh hưởng kinh tế nào từ sau quyết định đóng cửa Kaesong - khu công nghiệp chung với Hàn Quốc.
Khu công nghiệp Kaesong
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Kyodo, ông Ri Gi Song cũng biện hộ rằng việc theo đuổi công nghệ hạt nhân của Bình Nhưỡng là không thể thiếu cho sự phát triển tương lai của đất nước.
Ông nói: "Chẳng có thiệt hại kinh tế cũng như ảnh hưởng nào cả."
Giáo sư Ri Gi Song, 70 tuổi, cho rằng Khu công nghiệp chung Kaesong chỉ đơn thuần mang tính "biểu tượng" và đã không tạo ra lợi nhuận cho Triều Tiên kể từ khi đi vào sản xuất hồi năm 2004.
Theo ông Ri Gi Song, đối tượng hưởng lợi từ Kaesong là các công ty vừa và nhỏ của Hàn Quốc đang vận hành các nhà máy chứ không phải Triều Tiên. Ngoài ra, chi phí nhân công cho người Triều Tiên tại đây thấp hơn nhiều so với các công nhân làm việc tại các công ty của Trung Quốc.
Cũng theo Giáo sư Ri Gi Song, việc phát triển công nghệ hạt nhân là cần thiết để đối phó với tình trạng khan hiếm điện cũng như củng cố quốc phòng của Triều Tiên.
Ông nói: "Chẳng có thiệt hại kinh tế cũng như ảnh hưởng nào cả."
Giáo sư Ri Gi Song, 70 tuổi, cho rằng Khu công nghiệp chung Kaesong chỉ đơn thuần mang tính "biểu tượng" và đã không tạo ra lợi nhuận cho Triều Tiên kể từ khi đi vào sản xuất hồi năm 2004.
Theo ông Ri Gi Song, đối tượng hưởng lợi từ Kaesong là các công ty vừa và nhỏ của Hàn Quốc đang vận hành các nhà máy chứ không phải Triều Tiên. Ngoài ra, chi phí nhân công cho người Triều Tiên tại đây thấp hơn nhiều so với các công nhân làm việc tại các công ty của Trung Quốc.
Cũng theo Giáo sư Ri Gi Song, việc phát triển công nghệ hạt nhân là cần thiết để đối phó với tình trạng khan hiếm điện cũng như củng cố quốc phòng của Triều Tiên.
Theo Vietnam+