Xét xử bầu Kiên:

Bầu Kiên: "Tôi là đàn ông, tôi không trốn tránh trách nhiệm"

(Dân trí) - 14h chiều nay HĐXX TAND TP Hà Nội tiếp tục tiến hành thẩm vấn bầu Kiên và các đồng phạm về tội “kinh doanh trái phép” diễn ra tại 6 công ty. Trong đó Kiên có vai trò Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Bầu Kiên và các bị cáo rời tòa sau phiên thẩm vấn căng thẳng (Thực hiện: Tuấn Hợp)
 
Tòa tuyên bố nghỉ buổi làm việc. 8h sáng mai sẽ tiếp tục phần thẩm vấn.
 
16h10: Tòa tiếp tục thẩm vấn bị cáo Kiên về vấn đề đặt lệnh mua vàng.
 
Bị cáo Kiên cho rằng anh Trung là người ký lệnh mua vàng sau đó bảo tôi thông báo giá trần với ACB.
 

Sao anh Trung đã ký lệnh mà không gọi điện cho ACB?

 

Thực chất tôi giao dịch qua điện thoại để nhân viên ACB nhận diện giọng nói của tôi. Vì trên thực tế nhiều lần anh Trung thông báo bằng điện thoại và nhân viên ACB không nhận diện được giọng nên đã phải hủy lệnh. Thưa quý tòa, tôi là người đàn ông, tôi không trốn tránh trách nhiệm.

 

Theo bị cáo tại sao Trung không đăng ký giọng nói với ACB?

 

2 lý do, việc nhận dạng qua điện thoại vô cùng khó khăn. Có thể có người gọi điện thoại cả trăm lần mà không nhận được giọng. Còn giọng nói của tôi 20 năm nhân viên ACB  nghe được.

 

Bị cáo gọi điện nói với ai ở ACB?

 

Tôi gọi điện thì ACB có hệ thống ghi âm tự động và nhân viên ACB ai cũng làm việc lâu đời nên bất cứ ai cầm máy cũng nhận ra giọng của tôi.

 

Nhận diện giọng nói là do máy hay nhân viên?

 

Nhận ra giọng nói là trách nhiệm của ACB còn ghi nhận giọng nói là có một hệt thống máy ghi âm. Nếu có điều gì thì sau này ACB sẽ tiến hành lấy đó làm bằng chứng và khởi kiện ra tòa.

 

Giả sử Trung kí lệnh nhưng mà không đăng kí giọng nói thì hợp đồng có thực hiện được không?

 

Vẫn thực hiện được bởi sau khi thông báo điện thoại thì đều được thông qua biên bản.

 

Tôi không đùn đẩy trách nhiệm cho anh Trung là người đã mất mà tôi sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm đó với anh Trung kể cả trách nhiệm hình sự.
 
Bầu Kiên và các đồng phạm tại phiên tòa chiều nay.
Bầu Kiên và các đồng phạm tại phiên tòa chiều nay.
 
16h: Tòa tiếp tục thẩm vấn bị cáo Lý Xuân Hải về việc gian lận trong việc đặt lệnh mua bán vàng.

 

Tuy nhiên, bị cáo Hải khẳng định việc đặt lệnh mua bán vàng do quy định của từng doanh nghiệp và được diễn ra trong 24h hàng ngày.

 

Sau đó, Tòa cho mời cá nhân đại diện cho Ngân hàng Vietbank.

 

Tòa hỏi: Hình thức hợp tác giữa Vietbank và Ngân hàng Á Châu.

 

Đại diện Ngân hàng Vietbank cho rằng, đó là hợp đồng ủy thác của 2 ngân hàng.

 

15h31: Tòa cho mời đại diện Ngân hàng Nhà nước nhưng vắng mặt. Tòa giải lao 15 phút.

 

15h10: Tòa tiếp tục mời bị cáo Kiên lên trả lời thẩm vấn.

 

Tòa công bố một số bút lục liên quan đến việc đặt lệnh mua bán vàng của Cty Thiên Nam trong đó có lời khai của Nguyễn Đức Kiên với cơ quan điều tra thừa nhận rằng việc Cty Thiên Nam kinh doanh giá vàng.

 

Bầu Kiên khẳng định, đó là bản cung của tôi nhưng tôi khẳng định không có quy định nào nói là kinh doanh trạng thái vàng mà đó là kinh doanh giá vàng.

 
15h: Tòa cho gọi bị cáo Lý Xuân Hải để tiếp tục thẩm vấn về việc kinh doanh vàng.
 

Bị cáo có biết, kinh doanh vàng có cần giấy phép không?

 

Câu hỏi này không thuộc thẩm quyền tôi trả lời nhưng theo cảm nhận của tôi thì việc kinh doanh ở Cty Thiên Nam là kinh doanh giá vàng chứ không phải kinh doanh vàng vật chất.
 
Tòa hỏi bị cáo Lý Xuân Hải, việc kinh doanh vàng có phải đăng kí kinh doanh không? Bị cáo Lê Xuân Hải khẳng định đó không phải là thẩm quyền tôi trả lời, còn cơ quan nhà nước mà nói phải đăng kí kinh doanh thì phải đăng kí kinh doanh.
 
Bị cáo Lý Xuân Hải trả lời thẩm vấn về việc kinh doanh vàng.
Bị cáo Lý Xuân Hải trả lời thẩm vấn về việc kinh doanh vàng.
 
14h55: Tòa tiếp tục hỏi bị cáo Nguyễn Đức Kiên về ngành nghề kinh doanh tại công ty Thiên Nam.

 

Việc Cty Thiên Nam đặt lệnh bán và mua thì ai thực hiện lệnh đó?

 

Anh Trung (Lê Quang Trung TGĐ Cty Thiên Nam) thực hiện.

 

Tòa công bố một số tài liệu mà bị cáo Kiên đặt lệnh mua vàng (theo tòa). Bị cáo Kiên cho rằng về việc đặt lệnh mua vàng là do tư cách pháp nhân của Cty Thiên Nam đặt lệnh chứ không phải là tư cách cá nhân.

 
-------------
 
Sau phần thẩm vấn bầu Kiên, Tòa tiếp tục hỏi đại diện phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) TP.HCM, đại diện Sở KHĐT TP Hà Nội, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đại diện Bộ KHĐT việc cấp giấy phép một số ngành nghề kinh doanh tại một số công ty được bầu Kiên góp vốn.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Trung Quốc mượn diễn đàn khu vực cảnh báo châu Á về liên minh quân sự

 

Tòa hỏi đại diện Sở KHĐT TP.HCM là theo luật việc kinh doanh tài chính có giấy phép kinh doanh không?

 

Vị đại diện Sở KHĐT TPHCM cho rằng, việc góp vốn cổ phần với các doanh nghiệp khác là hoàn toàn bình thường. Việc kinh doanh nào thì cũng phải phù hợp với giấy phép kinh doanh đã được cấp.

 

Tòa tiếp tục mời đại diện Sở KHĐT TP Hà Nội để hỏi về việc cấp giấy phép kinh doanh việc góp vốn về kinh doanh đối với các doanh nghiệp

 

Theo vị đại diện Sở KHĐT Hà Nội, doanh nghiệp được kinh doanh tất cả các ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm nhưng phải tuân thủ các quyền mà luật doanh nghiệp quy định.

 

Việc góp vốn kinh doanh cổ phần cổ phiếu có phải đăng ký kinh doanh không?

 

Đại diện Sở KHĐT Hà Nội trả lời: Quyền góp vốn kinh doanh thì tòa hỏi Bộ KHĐT và UBCK Nhà nước.

 

Tỏa hỏi đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước việc kinh doanh cổ phiếu có thuộc mã ngành đăng ký kinh doanh hay không?

 

Đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, câu trả lời không thuộc thẩm quyền ông trả lời.

 

Tiếp đó, Tòa cho mời 4 vị đại diện của Bộ KHĐT để hỏi về ngành nghề đăng ký kinh doanh đối với một số DN liên quan đến việc bầu Kiên mua cổ phần cổ phiếu.

 

Tòa hỏi, việc kinh doanh tài chính có phải đăng ký ngành nghề kinh doanh không?

 

Vị đại diện Cục quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ KHĐT cho rằng không có trách nhiệm trả lời câu hỏi này và đó có quy định rõ ràng bằng văn bản của các cơ quan ngang bộ.

 
Bầu Kiên trả lời rành rọt các câu hỏi của HĐXX về tội kinh doanh trái phép.
Bầu Kiên trả lời rành rọt các câu hỏi của HĐXX về tội "kinh doanh trái phép".
 
14h chiều nay, Tòa bắt đầu làm việc với phần xét hỏi bầu Kiên.

 

Tòa hỏi về các ngành nghề kinh doanh của các công ty như nào?

 

Tôi kinh doanh hoàn toàn đúng với giấy phép kinh doanh.

 

Tòa đọc về vấn đề góp vốn vào các cty cổ phần. Bầu Kiên thừa nhận các nội dung góp vốn là chính xác.
 

Ngày 9/6/2011, góp 47 tỉ vào Công ty xây dựng Á Châu chiếm 41% cổ phần?

 

Chính xác!

 

Những hoạt động này có phải kinh doanh tài chính không?

 

Đây là hoạt động góp vốn được quy định rõ tại các văn bản pháp luật. Không phải là hoạt động đầu tư tài chính

 

Theo bị cáo đầu tư tiền này để kinh doanh là hợp pháp?

 

Chắc chắn là hợp pháp

 
 Bầu Kiên sẽ biện hộ về tội kinh doanh trái phép như thế nào trong chiều nay. (Ảnh, Tuấn Hợp).

 Bầu Kiên sẽ biện hộ về tội kinh doanh trái phép như thế nào trong chiều nay. (Ảnh: Tuấn Hợp).

Trong phiên xét xử sáng nay (21/5) về phần thẩm vấn của HĐXX đối với bầu Kiên về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và một phần "kinh doanh trạng thái giá vàng", bầu Kiên đã tỏ ra khá am tường về luật và các văn bản của nhà nước quy định về lĩnh vực kinh doanh vàng. Theo đó "ông bầu" trả lời rành rọt, từng câu, từng điều điều luật mà HĐXX đưa ra.

Phần xét xử chiều nay về tội "kinh doanh trái phép" mà hiện quan công tố đang buộc tội bầu Kiên, thông qua 6 công ty, với vai trò Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng thành viên bầu Kiên đã tổ chức hoạt động kinh doanh trái phép với tổng số tiền lên đến 21.490 tỉ đồng (tính chẵn).

Theo tài liệu của cơ quan tố tụng, từ ngày 15/52007- 03/8/2012, Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã thông qua 6 công ty để thực hiện hành vi kinh doanh trái phép của mình, với tổng số tiền lên đến hơn 21 nghìn tỉ đồng.

Theo tài liệu điều tra, giấy phép kinh doanh được các cơ quan chức năng cấp cho 6 công ty do Kiên làm Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên đều có ngành nghề kinh doanh nổi trội là kinh doanh vàng và các lĩnh vực khác như xây dựng dân dụng công nghiệp, xây dựng nhà ở, kho bãi đỗ xe, kinh doanh vàng bạc đá quý, (không bao gồm xuất khẩu vàng nguyên liệu); nghiên cứu, phân tích thị trường, quản lí tài sản hữu hình, vô hình của doanh nghiệp… Tuy nhiên trong tất cả các ngành nghề kinh doanh mà Kiên đăng kí kinh doanh với cơ quan nhà nước không có ngành nghề kinh doanh tài chính.

Cơ quan tố tụng buộc tội rằng, lợi dụng giấy phép kinh doanh này, Kiên đã vận dụng trơn tru bộ máy của các công ty để thực hiện vấn đề kinh doanh tài chính không đúng với giấy phép kinh doanh. Thao túng ngân hàng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của nhà nước.

Tuấn Hợp
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước
Dòng sự kiện: Xét xử Bầu Kiên