Xét xử "bầu" Kiên:
Luật sư: Ông Kiên không lừa đảo và kinh doanh trái phép
(Dân trí) - Tham gia trong phần tranh tụng phiên tòa xét xử bầu Kiên và các đồng phạm chiều nay (27/5), các luật sư bào chữa cho "bầu" Kiên đều khẳng định, truy tố ông Kiên tội lừa đảo là không có căn cứ và ông Kiên không phạm tội kinh doanh trái phép.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Chính quyền xin lỗi người dân vì bồi thường giải phóng mặt bằng kéo dài * Không chỉ áp giá trần với 25 sản phẩm sữa trẻ dưới 6 tuổi |
Theo ông Nghiêm, việc kinh doanh, góp vốn đối với 5 doanh nghiệp đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp. Theo đó, 5 doanh nghiệp này đều có thể góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác…Nếu kết luận ông Kiên phạm tội kinh doanh trái phép sẽ là trái pháp luật và còn đe doạ đến những người đang thực hiện lệnh, mua bán cổ phần.
16h45: Luật sự Hoàng Đôn Hùng, người bảo vệ cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên có ý kiến bổ sung rằng, việc chuyển nhượng giữa Công ty ACBI và MTV Hoà Phát là giao dịch giữa hai pháp nhân với nhau. Ông Kiên không sở hữu cổ phần của ACBI mà chỉ là người đại diện.
Về giao dịch chuyển nhượng cổ phần của Hoà Phát, ông Kiên không có ý định gian dối và không thể gian dối vì việc thế chấp cổ phần của Công ty Hoà Phát hoàn toàn là công khai.
Phía Hoà Phát biết rất rõ việc này, là đơn vị phát hành cổ phiếu và phong toả cổ phiếu để thế chấp. Việc phía Hoà Phát nói rằng không biết vì không được thông báo là không đúng. Bản chất của việc này vì Hoà Phát chính là đơn vị phát hành và phong toả cổ phiếu.
Luật sư cũng chỉ ra rằng, việc phỏng vấn tại toà thể hiện rõ việc sơ suất của Hoà Phát, trong toàn bộ chuyển nhượng cả hai bên Hoà Phát và ACBI đều là sơ suất về thủ tục. Khi phát hiện đã điều chỉnh ngay.
Theo LS Hùng, hành vi gian đối không có, yếu tố chủ quan không có. “Tôi cho rằng không thể xác định ông Kiên tội Lừa đảo”, luật sư Hùng bổ sung.
Sau luật sư Hùng, luật sư Bùi Quang Nghiêm tiếp tục đứng lên bày tỏ quan điểm bào chữa cho ông Kiên. Luật sư này đề nghị HĐXX cho Nguyễn Đức Kiên nói trước toà về hành vi Lừa đảo.
16h30: Toà tiếp tục làm việc với phần bào chữa của luật sư Ngô Huy Ngọc, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ông Nguyễn Đức Kiên. Sau khi đưa ra thêm một số căn cứ, ông Ngọc đề nghị không cáo buộc ông Kiên tội Lừa đảo
Luật sư Ngọc cho rằng, việc Viện kiểm sát (VKS) truy tố ông Kiên về tội Lừa đảo là không có căn cứ pháp luật vì các lý do: Căn cứ để VKS cho rằng lập biên bản khống vì không có cuộc họp nào nhưng vẫn có biên bản.
Luật sư phân tích không phải lập biên bản khống vì, trong luật doanh nghiệp có quy định, được phép tổ chức các cuộc họp HĐQT dưới nhiều hình thức, có hình thức thể hiện các thành viên của HĐQT bằng văn bản nên không phải biên bản khống.
Về nội dung, cuộc họp là có thật, việc sở hữu 20 triệu cổ phiếu của Thép Hoà Phát cũng là thật. Việc lập biên bản khống chỉ là sự suy diễn.
Người bào chữa cho Nguyễn Đức Kiên cũng nhấn mạnh, ý chí chuyển nhượng hoàn toàn phù hợp với ý chí của HĐQT, các bên đều thừa nhận sở hữu cổ phiếu của ACBI và chưa hề chuyển nhượng và chỉ có thế chấp tại ACB.
Theo luật sư, cáo trạng cho rằng sau khi thu được 264 tỉ đồng, ông Kiên đã làm chứng từ để chi trả nợ và sử dụng riêng là rất mơ hồ, tạo ra cho người đọc hiểu rằng có hành vi gian dối.
Luật sư trích dẫn cáo trạng có đoạn: “Do tin tưởng ACBI đang sở hữu 20 triệu cổ phần nên ngày 21/5/2012, ông Công đại diện Thép Hoà Phát đã ký hợp đồng và chuyển 20 triệu cho ACBI”. “Ghi như vậy dễ gây hiểu nhầm là ông Công ký xong thì chuyển ngay nhưng theo hồ sơ thì 18 ngày sau mới chuyển nhượng”, luật sư nói.
Luật sư phân tích, khi tạo lòng tin cho Hoà Phát, không phải chỉ ngày 21/5/2012 mà đã có nhiều giao dịch với nhau từ rất lâu rồi. Bởi không thể chỉ một giao dịch đơn giản lại có thể lấy được 264 tỉ đồng của Hoà Phát. Đây là một quy kết quá đau đớn.
Theo luật sư, trong toàn bộ cáo trạng của viện kiểm sát không hề có phần nào nói về thế nào là chiếm đoạt. Việc ký kết 21/5/2012 là giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp chứ không phải cá nhân với doanh nghiệp. Trong hợp đồng cũng không có yếu tố trục lợi. Việc chuyển nhượng 264 tỉ chỉ là giao dịch của hai pháp nhân chứ không phải cá nhân. Cá nhân chỉ có thể chịu trách nhiệm khi dùng hợp đồng làm công cụ chiếm đoạt, chiếm đoạt tiền làm của riêng. Ông Kiên không hề có can hệ vào số tiền 264 tỉ đồng.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
|
Về ý chí, bà Yến không có ý định chiếm đoạt, về hành vi chỉ thực hiện và buộc phải làm theo chỉ đạo của công ty với tư cách là người làm công ăn lương.
Theo luật sư Tuấn, việc hoán đổi cổ phiếu do thư ký và chủ tịch HĐQT đã ký trước nên ông Thanh ký chỉ là thủ tục.
Mở đầu phiên xét xử, Luật sư Nguyễn Thị Minh Thanh tham gia bào chữa cho Trần Ngọc Thanh cho biết, qua những phần thẩm vấn những ngày qua, hình phạt viện kiểm sát đưa ra là quá nặng.
Bị cáo Thanh chịu hình phạt như vậy là chưa tương xứng với hành vi, luật sư không đồng tình với mức án đưa ra với ông Trần Ngọc Thanh. Theo luật sư, ông không phải đồng phạm chiếm đoạt 264 tỉ đồng từ thép Hoà Phát. Ông Thanh không chiếm đoạt tiền, không ăn chia, không được hưởng lời. Ông Thanh cũng không được bàn bạc với ông Nguyễn Đức Kiên, không có ý chí thống nhất mà chỉ đơn thuần là tuân lệnh lãnh đạo để thực hiện công việc.
Luật sư bảo vệ cho ông Trần Ngọc Thanh tiếp tục cho biết, việc lập biên bản họp HĐQT chỉ là ý chí của HĐQT, ông Thanh không tham gia và đàm phán giá bán, chuyển nhượng.
Ông Thanh chỉ ký hợp đồng sau khi ông Kiên đã ký nháy, ông Thanh với tư cách giám đốc chỉ ký cho đúng thủ tục.
Cáo trạng của VKS truy tố lừa đảo là chưa đúng vì hành vi lừa đảo phải thoả mãn hai điều kiện là có hành vi lừa dối và có tài sản chiếm đoạt. Ông Thanh không phải việc 20 triệu cổ phiếu vì do bà Nguyễn Thị Hải Yến quản lý.
Tại bút lục, 0144 và 104572 thể hiện rõ việc bán cổ phiếu chỉ do bà Yến quản lý và bàn giao cho ông Kiên chứ ông Thanh không hề hay biết. Bút lục này trùng hợp với lời khai của bà Yến tại toà.
Trong nhóm bị can, đối với
bị cáo Lý Xuân Hải, xét thấy nhân thân tốt, xem xét giảm nhẹ mức án. Viện Kiểm sát đề nghị mức án cho Lý Xuân Hải là 12-14 năm cố ý làm trái, cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý tín dụng 3-5 năm.
Đối với Lê Vũ Kỳ, có nhiều năm quản lý hoạt động kinh doanh của ACB, đồng ý ký biên bản họp HĐQT, ký thông báo cho nhân viên uỷ thác gửi tiền, chủ trương cấp tín dụng cho ACB mua cổ phiếu, gây thiệt hại hơn 1000 tỉ đồng. Xét về nhân thân, bản thân chưa có tiền án tiền sự, quá trình xét xử nhận ra sai lầm, xem xét giảm nhẹ. Đề nghị Lê Vũ Kỳ là 7 đến 8 năm tù về tội cố ý làm trái
Đối với Trịnh Kim Quang, vì lợi ích nhóm đã đồng ý chủ trương uỷ thác gửi tiền và cấp tín dụng để mua cổ phiếu gây thiệt hại nghiêm trọng đến chính sách tiền tệ, đề nghị cách ly khỏi xã hội. Đề nghị Trịnh Kim Quang mức phạt 6 đến 7 năm tù cố ý làm trái
Đối với bị cáo Phạm Trung Cang, có thể xem xét giảm mức thấp nhất, không cần thiết phải cách ly khỏi xã hội. Đề nghị Phạm trung Cang mức phạt là 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo
Đối với Huỳnh Quang Tuấn, mặc dù không ký vào biên bản họp HĐQT nhưng ông Tuấn không ngăn cản việc uỷ thác nên là việc đồng phạm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, xét thấy hành vi, giảm nhẹ mức thấp nhất, không cần thiết phải cách ly khỏi xã hội. Viện Kiểm sát đề nghị mức phạt đối với Huỳnh Quang Tuấn là 3 năm tù cho hưởng án treo.