1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ
  3. Tư vấn tài chính cá nhân

Bán thịt heo với giá 35.000 đồng/kg để cứu người chăn nuôi

(Dân trí) - Heo (lợn) hơi của bà con nông dân sẽ được mua tận chuồng với giá 30.000 đồng/kg để bà con có lãi. Còn giá thịt bán ra sẽ có giá 35.000 đồng/kg để kích thích người tiêu dùng chuyển sang dùng thịt heo, tăng sức tiêu thụ cho thịt heo đang dư thừa.

Đây là những hành động cụ thể của chương trình “Hỗ trợ hộ chăn nuôi - Trợ giá người tiêu dùng” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (TNVN) tổ chức.

Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ người chăn nuôi heo tiêu thụ sản phẩm tồn đọng với mức giá phù hợp, khuyến khích tiếp tục tái đàn... Ngoài ra, Chương trình còn tư vấn cho người dân chăn nuôi lợn về cách quy hoạch và phát triển chăn nuôi bền vững trong toàn chuỗi, xây dựng quy chuẩn thịt lợn đảm bảo chất lượng, hướng đến chăn nuôi phục vụ xuất khẩu, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Mua cao, bán thấp để hỗ trợ người nông dân

Cụ thể, chương trình sẽ thông báo rộng rãi thông tin liên lạc trên trang thông tin của chương trình là porkpork.vn để bà con nông dân liên lạc, đăng ký lượng hàng muốn bán. Chương trình sẽ tổ chức đội đến khảo sát và thu mua với giá 30.000 đồng/kg heo hơi, đảm bảo cho bà con có lợi nhuận 3.000 đồng/kg. Sau đó, heo sẽ được đưa về các công ty giết mổ, xẻ thịt và đưa đến 20 điểm bán chính của chương trình bán với giá 35.000 đồng/kg (chỉ bán thành từng mảnh 1/4 con heo, khoảng 20 kg).

Theo ban tổ chức, giá bán này nhằm kích thích người tiêu dùng mua nhiều thịt heo hơn, tăng khả năng tiêu thụ và đẩy nhanh tiến độ giải phóng thịt heo còn đang tồn dư trong dân. Bởi với những con heo vượt quá cân nặng 100 – 110 kg thì bà con càng nuôi thêm ngày nào càng lỗ tiền thức ăn ngày đó.

Người nuôi heo tại nhiều tỉnh đang chịu lỗ nặng vì heo đến lứa xuất chuồng mà chẳng ai mua, có mua thì với giá rẻ mạt
Người nuôi heo tại nhiều tỉnh đang chịu lỗ nặng vì heo đến lứa xuất chuồng mà chẳng ai mua, có mua thì với giá rẻ mạt

Với giá bán này, nhiều đại biểu tham gia hội nghị lo ngại sẽ không bền vững khi lượng hàng bà con bán ra quá nhiều. Vì sau khi giết mổ, loại bỏ các phế phẩm thì giá 1 kg thịt đã là 35.000 đồng/kg chứ chưa kể đến các chi phí khác như vận chuyển, giết mổ, lưu kho, bán hàng…

Tuy nhiên, ông Trần Tiến – Phó Tổng Giám Đốc CP Việt Nam, cho biết: CP sẽ hỗ trợ hoàn toàn các chi phí vận chuyển, giết mổ, bảo quản… cho chương trình.

Chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, tiết kiệm cho xã hội

Bà Nguyễn Thị Thu Vân, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban TW Hội LHTN Việt Nam, cho biết: “Trước đây thanh niên cũng đã từng tham gia nhiều hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản như cứu chuối, cứu dưa. Tuy nhiên, với thịt heo thì rất khác, cần có nhiều trang thiết bị kỹ thuật và chuyên môn, bảo đảm an toàn thực phẩm... Do đó, chúng tôi kêu gọi các doanh nghiệp có khả năng giết mổ, vận chuyển, phân phối... hỗ trợ để thực hiện chương trình cứu người chăn nuôi heo này”.

Bà Nguyễn Thị Thu Vân, Phó chủ tịch Thường trực Uỷ ban TW Hội LHTN Việt Nam, kêu gọi các doanh nghiệp có khả năng giết mổ, vận chuyển, phân phối... hỗ trợ để thực hiện chương trình cứu người chăn nuôi heo này.
Bà Nguyễn Thị Thu Vân, Phó chủ tịch Thường trực Uỷ ban TW Hội LHTN Việt Nam, kêu gọi các doanh nghiệp có khả năng giết mổ, vận chuyển, phân phối... hỗ trợ để thực hiện chương trình cứu người chăn nuôi heo này.

Ngoài hệ thống phân phối dựa vào các cửa hàng của đơn vị hỗ trợ là CP, Hội LHTN Việt Nam còn dự tính sẽ mở thêm 20 điểm bán hàng tập trung tại các vùng có nhu cầu tiêu thụ cao như khu chế xuất, khu công nghiệp… Ngoài ra, chương trình còn nhận đặt hàng online và qua điện thoại trên trang thông tin của chương trình.

Hưởng ứng chương trình, đại diện Hội LHTN Việt Nam các tỉnh thành khác như Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Phước… cũng hứa sẽ hết sức tạo điều kiện để phát động chương trình, tổ chức hội chợ và điểm bán tại tỉnh nhà.

Ông Huỳnh Thái Nguyên - Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam thành phố Cần Thơ, cho rằng: “Tôi nghĩ nói cứu heo cũng không phải mà chương trình có ý nghĩa như là một sự san sẻ từ nơi dư thừa thịt sang nơi thiếu thịt nhằm tiết kiệm cho xã hội”.

Ông Huỳnh Thái Nguyên - Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam thành phố Cần Thơ, đánh giá chương trình là sự sẻ chia nhiều ý nghĩa
Ông Huỳnh Thái Nguyên - Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam thành phố Cần Thơ, đánh giá chương trình là sự sẻ chia nhiều ý nghĩa

Đồng tình với ý kiến này, bà Nguyễn Thị Thu Vân cho biết sẽ cố gắng thu mua càng nhiều heo của bà con càng tốt. Kinh phí và vật phẩm do các cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ cũng sẽ được “quy đổi” thành thịt heo để thực hiện các chương trình xã hội như tổ chức bữa ăn cho các mái ấm, nhà mở; các gia đình nghèo; quỹ “Cơm có thịt”…

Còn đại diện nông dân nuôi heo chỉ mong mỏi chương trình sớm triển khai vì bà con đã quá sức chịu đựng, nhiều hộ không còn khả năng giữ đàn. Anh Hiếu, chủ 1 trang trại nuôi heo thịt ở đồng Nai cho biết: “Giờ heo quá lứa càng nuôi càng lỗ, mà bán thì không ai mua”.

Anh Hiếu, chủ 1 trang trại nuôi heo thịt cho biết người chăn nuôi đang điêu đứng vì càng nuôi càng lỗ, bán thì không ai mua
Anh Hiếu, chủ 1 trang trại nuôi heo thịt cho biết người chăn nuôi đang điêu đứng vì càng nuôi càng lỗ, bán thì không ai mua

Anh Quang, chủ 1 trang trại heo giống ở Đồng Nai, nói như khóc: “Bây giờ tôi chỉ còn trông chờ vào nhà nước, chứ đàn heo giống nhà tôi đã lên đến mấy ngàn con mà bà con nuôi heo lỗ quá, không ai tái đàn nên heo giống bán không được. Trang trại của tôi cũng không có chỗ nuôi heo thịt nên cũng chẳng biết giải quyết làm sao!”.

Tùng Nguyên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm