Thầy giáo khiếm thị 78 tuổi ở ngôi trường đặc biệt

(Dân trí) - Câu chuyện về người thầy khiếm thị, dù đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm” vẫn tận tụy, gắn bó với "sự nghiệp trồng người" khiến nhiều người xúc động...

 


Dù đã bước sang tuổi 78, nhưng thầy Phạm Đình Thắng (sinh năm 1938, Hoàn Kiếm, Hà Nội) hàng ngày vẫn cần mẫn, gắn bó với các em học sinh khiếm thị ở trường Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội). Với nhiều thế hệ học sinh ở đây, thầy Thắng không chỉ là người gieo mầm, ươm chữ mà còn giống như một người cha, người bạn đặc biệt, đầy yêu thương.

Dù đã bước sang tuổi 78, nhưng thầy Phạm Đình Thắng (sinh năm 1938, Hoàn Kiếm, Hà Nội) hàng ngày vẫn cần mẫn, gắn bó với các em học sinh khiếm thị ở trường Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội). Với nhiều thế hệ học sinh ở đây, thầy Thắng không chỉ là người gieo mầm, ươm chữ mà còn giống như một người cha, người bạn đặc biệt, đầy yêu thương.

Video: Thầy giáo khiếm thị 78 tuổi ở ngôi trường đặc biệt

 

Tốt nghiệp trường Trung cấp Sư phạm Hà Nội, thầy giáo trẻ Phạm Đình Thắng tình nguyện lên vùng cao đặc biệt khó khăn ở Lạng Sơn để dạy học. Hơn 27 năm gắn bó với mảnh đất này, cũng là ngần ấy thời gian, thầy Thắng bỏ công sức, chèo đèo lội suối, đến từng nhà học sinh để vận động các em đến trường. Khó khăn, thiếu thốn, không ít đồng nghiệp của thầy Thắng đã quyết định bỏ nghề về xuôi nhưng bản thân thầy Thắng vẫn quyết tâm, bám lớp, bám trường để gieo chữ cho các em học sinh vùng cao.
Tốt nghiệp trường Trung cấp Sư phạm Hà Nội, thầy giáo trẻ Phạm Đình Thắng tình nguyện lên vùng cao đặc biệt khó khăn ở Lạng Sơn để dạy học. Hơn 27 năm gắn bó với mảnh đất này, cũng là ngần ấy thời gian, thầy Thắng bỏ công sức, chèo đèo lội suối, đến từng nhà học sinh để vận động các em đến trường. Khó khăn, thiếu thốn, không ít đồng nghiệp của thầy Thắng đã quyết định bỏ nghề về xuôi nhưng bản thân thầy Thắng vẫn quyết tâm, bám lớp, bám trường để gieo chữ cho các em học sinh vùng cao.

 


Năm 1987, bệnh tật hiểm nghèo đã làm sức khỏe của thầy Thắng giảm sút, đôi mắt gần như không còn nhìn thấy gì. Thầy làm đơn xin giảng dạy tại ngôi trường dành cho học sinh khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) và trở thành một trong số những giáo viên đầu tiên giảng dạy tại đây…

Năm 1987, bệnh tật hiểm nghèo đã làm sức khỏe của thầy Thắng giảm sút, đôi mắt gần như không còn nhìn thấy gì. Thầy làm đơn xin giảng dạy tại ngôi trường dành cho học sinh khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) và trở thành một trong số những giáo viên đầu tiên giảng dạy tại đây…

 

Các em học sinh ở trường đa phần có hoàn cảnh khó khăn lại là người khiếm thị nên việc truyền đạt kiến thức vô cùng vất vả. Thầy Thắng thường xuyên phải ở lại trường, mở các lớp phụ đạo để kèm cặp, giúp đỡ các em học sinh có học lực yếu.
Các em học sinh ở trường đa phần có hoàn cảnh khó khăn lại là người khiếm thị nên việc truyền đạt kiến thức vô cùng vất vả. Thầy Thắng thường xuyên phải ở lại trường, mở các lớp phụ đạo để kèm cặp, giúp đỡ các em học sinh có học lực yếu.

 

Mặc dù mắt kém, nhưng hàng ngày thầy Thắng dành thời gian đọc sách, nghiên cứu các phương pháp giảng dạy mới. Thầy cũng tự mày mò học sử dụng máy tính và cài đặt một phần mềm dành riêng cho người khiếm thị.
Mặc dù mắt kém, nhưng hàng ngày thầy Thắng dành thời gian đọc sách, nghiên cứu các phương pháp giảng dạy mới. Thầy cũng tự mày mò học sử dụng máy tính và cài đặt một phần mềm dành riêng cho người khiếm thị.

 

Không có gia đình riêng, nên thầy Phạm Đình Thắng sống trong một mình trong căn phòng rộng khoảng 10m2 ngay tại khu nội trú của trường. Sau mỗi buổi làm việc, thầy lại trở về với góc riêng của mình.
Không có gia đình riêng, nên thầy Phạm Đình Thắng sống trong một mình trong căn phòng rộng khoảng 10m2 ngay tại khu nội trú của trường. Sau mỗi buổi làm việc, thầy lại trở về với góc riêng của mình.

 

Hiện nay, sức khỏe kém nên thầy Thắng không còn đứng lớp mà phụ trách quản lý khu ký túc xá của trường.
Hiện nay, sức khỏe kém nên thầy Thắng không còn đứng lớp mà phụ trách quản lý khu ký túc xá của trường.

 

Gần 200 đứa trẻ quần tụ về đây là ngần ấy mảnh đời bất hạnh luôn cần sự sẻ chia và chăm sóc. Thầy Thắng cho biết điều quan trọng nhất là phải làm thế nào để có thể xóa đi mặc cảm tự ti của những học sinh khiếm thị, qua đó giúp các em có niềm tin để vươn lên trong cuộc sống.
Gần 200 đứa trẻ quần tụ về đây là ngần ấy mảnh đời bất hạnh luôn cần sự sẻ chia và chăm sóc. Thầy Thắng cho biết điều quan trọng nhất là phải làm thế nào để có thể xóa đi mặc cảm tự ti của những học sinh khiếm thị, qua đó giúp các em có niềm tin để vươn lên trong cuộc sống.

 


Đến nay, nhiều lứa học sinh do thầy Thắng kèm cặp, giảng dạy đã trưởng thành và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Đó là thủ khoa đại học Sư phạm Đào Thu Hương (một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2010); chàng Hiệp sĩ mù Khúc Hải Vân (Hiệp sĩ công nghệ thông tin).

Đến nay, nhiều lứa học sinh do thầy Thắng kèm cặp, giảng dạy đã trưởng thành và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Đó là thủ khoa đại học Sư phạm Đào Thu Hương (một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2010); chàng Hiệp sĩ mù Khúc Hải Vân (Hiệp sĩ công nghệ thông tin).

 

Thầy Thắng tâm sự: “Hàng năm cứ đến ngày 20/11, học trò cũ là các em khiếm thị, kể cả các trò là con em các dân tộc ở tỉnh Lạng Sơn- nơi tôi từng công tác gọi điện hoặc tới thăm, chúc mừng. Đó là tình cảm, là niềm vui, niềm hạnh phúc nhất đối với tôi”.
Thầy Thắng tâm sự: “Hàng năm cứ đến ngày 20/11, học trò cũ là các em khiếm thị, kể cả các trò là con em các dân tộc ở tỉnh Lạng Sơn- nơi tôi từng công tác gọi điện hoặc tới thăm, chúc mừng. Đó là tình cảm, là niềm vui, niềm hạnh phúc nhất đối với tôi”.

 


Hơn 50 năm gắn bó với ngành Giáo dục, thầy Phạm Đình Thắng đã vinh dự nhân được bằng khen do Thủ tướng Chính phủ trao tặng, cùng với nhiều tấm huân - huy chương, giấy khen chiến sỹ thi đua. Nhưng với thầy, phần thưởng lớn nhất mà thầy nhận được chính là sự trường thành, thành công của những em học sinh mà thầy dìu dắt.

Hơn 50 năm gắn bó với ngành Giáo dục, thầy Phạm Đình Thắng đã vinh dự nhân được bằng khen do Thủ tướng Chính phủ trao tặng, cùng với nhiều tấm huân - huy chương, giấy khen chiến sỹ thi đua. Nhưng với thầy, phần thưởng lớn nhất mà thầy nhận được chính là sự trường thành, thành công của những em học sinh mà thầy dìu dắt.

 

Khi được hỏi về mong ước của mình, thầy Thắng cho biết thầy mong có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục cống hiến, dìu dắt những lứa học trò tại ngôi trường đặc biệt này
Khi được hỏi về mong ước của mình, thầy Thắng cho biết thầy mong có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục cống hiến, dìu dắt những lứa học trò tại ngôi trường đặc biệt này

Toàn Vũ - Hà Trang

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm