Gia Lai:

Phụ huynh, học sinh vùng cao tặng hoa rừng, gà đến thầy cô giáo

(Dân trí) - Khác với học sinh vùng xuôi, nhân dịp Ngày Nhà giáo VIệt Nam 20/11 các phụ huynh, học sinh vùng cao đã “vượt núi” đi hái những bó hoa rừng, bắt gà, mang gạo lên tặng các thầy cô giáo. Nhận được những bó hoa rừng từ tay các em, những người thầy cô như vỡ òa trong hạnh phúc.

Nằm trong vùng lõi vườn quốc gia Kon Ka Kinh, trường PTDT BT Tiểu học và THCS Kon Pne (huyện Kbang, Gia Lai) được ví như một “ốc đảo”. Muốn ra trung tâm huyện cũng mất hơn 100km đường rừng nên hầu như các em học sinh nơi đây đều rất nhát nhút, không chịu giao tiếp nên công tác giáo dục rất khó khăn.

Niềm vui bất ngờ của các giáo viên vùng cao khi nhận được những bó hoa rừng từ các em học sinh đồng bào
Niềm vui bất ngờ của các giáo viên vùng cao khi nhận được những bó hoa rừng từ các em học sinh đồng bào

Khi nhắc đến ngày 20/11, thầy Nguyễn Thế Bằng (Phó Hiệu trưởng) cười nhẹ nói: “Đối với chúng tôi làm gì có ngày 20/11, ngày ngày các giáo viên đi từng nhà để vận động học sinh đến trường đầy đủ là một món quà to lớn với chúng tôi. Vì trình độ dân trí còn thấp nên cách dạy học cũng phải chậm, tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ để các em dễ tiếp nhận. Điều quan trọng, khi các em đến trường chúng tôi hướng dẫn những kĩ năng sinh hoạt cá nhân cơ bản… điều này đơn giản đối với học sinh miền xuôi nhưng là cả một hành trình làm thay đổi nhận thức các em học vùng cao…”.

Những bó hoa rừng là niềm động viên rất lớn giúp các thầy cô giáo trẻ có thêm tâm huyết trong sự nghiệp trồng người trên ốc đảo Kon Pne
Những bó hoa rừng là niềm động viên rất lớn giúp các thầy cô giáo trẻ có thêm tâm huyết trong sự nghiệp trồng người trên "ốc đảo" Kon Pne

Hòa chung niềm vui của các nước trong ngày tri ân các nhà giáo, chúng tôi thấy những em học sinh đồng bào Banar dậy từ sáng sớm và rủ nhau ra bờ suối làng Kon Plinh tìm những bông dã quỳ tươi, đang hé nụ. Sau đó, các em kín đáo mang về phòng tỉa gọn và bó lại. Hơn 11h trưa, khi xong tiết học buổi sáng, các em ôm những bó hoa tặng khiến các thầy cô giáo rất bất ngờ.


Sáng sớm, có những em học sinh đã bắt gà như một món quà để tri ân các thầy cô giáo đã cho mình con chữ.

Sáng sớm, có những em học sinh đã bắt gà như một món quà để tri ân các thầy cô giáo đã cho mình con chữ.

Không giấu được sự xúc động, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thùy Nhung tâm sự: “Đây là năm đầu tiên tôi đến với ngôi trường vùng cao này để dạy. Cũng lần đầu tiên mà tôi nhận được bó hoa rừng đẹp nhất từ tay các em học sinh vùng cao. Điều hạnh phúc hơn khi tôi biết các em yêu trường, yêu thầy cô, dành tình cảm quý mến đặc biệt cho chúng tôi. Tôi hy vọng với sự gắn bó này sẽ giúp các các em đi học đều đặn…”.

Đại diện các bà con trong ốc đảo Kon Pne đã tặng quà cho nhà trường
Đại diện các bà con trong ốc đảo Kon Pne đã tặng quà cho nhà trường

Trao đổi với chúng tôi, thầy Phạm Văn Hinh - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Kon Pne cho biết: “Tuy là ngôi trường vùng cao, điều kiện còn khó khăn nhưng nhân dịp 20/11, nhà trường cũng tổ chức tòa đàm nhằm tạo không khí vui tươi, xóa tan đi sự căng thẳng trong công tác dạy và học. Đồng thời, thông qua buổi tọa đàm cũng giáo dục cho các em học sinh vùng cao về truyền thống tôn sư trọng đạo bằng những việc làm thiết thực nhằm tri ân các giáo viên đã dạy mình… Để cảm ơn các giáo viên đã đưa các chữ đến với học sinh, bà con trong làng cũng mang gà, gạo đến tặng thầy cô. Đây là niềm hạnh phúc khi nhà trường được bà con tin tưởng. Qua đó, giúp cho giáo dục vùng cao được "trỗi dậy".

Ngày ngày các thầy cô giáo đều chăm lo cho các em từ bữa ăn đến giấc ngủ, dạy cho các em cái chữ
Ngày ngày các thầy cô giáo đều chăm lo cho các em từ bữa ăn đến giấc ngủ, dạy cho các em cái chữ
Ở xã Kon Pne đa số là con em đồng bào dân tộc thiểu số người Banar nên đời sống còn khó khăn, trình độ dân trí thấp nên công tác giáo dục rất khó khăn
Ở xã Kon Pne đa số là con em đồng bào dân tộc thiểu số người Banar nên đời sống còn khó khăn, trình độ dân trí thấp nên công tác giáo dục rất khó khăn

Ngôi trường Kon Pne nằm sâu trong rừng, cách trung tập thị trấn gần 100km số
Ngôi trường Kon Pne nằm sâu trong rừng, cách trung tập thị trấn gần 100km số

Phạm Hoàng