Lại nói về chuyện phạt và nghịch lý "đường thẳng - đường cong"

(Dân trí) - Hiếm có nước nào trên thế giới mà chủ đề phạt vi phạm giao thông luôn là thời sự nóng bỏng như ở VN. Nguyên nhân có lẽ bởi dân thấy luật lệ gì mà cứ “sáng đúng, chiều sai, đến mai lại đúng” và mục tiêu chính vẫn là… thu được nhiều tiền phạt?

(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)

 

Đường thẳng, đường cong

 

Không sai chút nào nếu mặt bằng ý thức chung của VN ta được như Lê Văn Tuấn  letuanthotang@gmail.com nêu: “Nếu dân không muốn chờ đợi lâu thì tốt nhất là không vi phạm luật. CSGT không nên trực tiếp thu tiền phạt, đồng tiền rất dễ làm hư con người dù muốn hay không”. Nhưng (lại “nhưng”) có lẽ lại phải viện dẫn tới những “đặc thù” rất riêng “chỉ có ở VN” thì mới phần nào lý giải được cái sự “Sáng đúng, chiều sai, mai ...lại đúng” như nhận xét của Pham Xuan Lan famfuong_911@yahoo.com.vn trong lĩnh vực giao thông nói chung, phạt vi phạm giao thông nói riêng.

 

Nhiều người đã nói rằng ở VN mình mà đi đường thẳng đa phần lại… xa hơn đường cong. Áp dụng với lĩnh vực nộp phạt vi phạm giao thông, chuyện đó quả là rất sát thực. Chẳng thế mà từ rất nhiều phản hồi của người dân (những đối tượng trực tiếp được nhắm tới của dự thảo lần 1 thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 171/2013 - quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 – mà Bộ Công an vừa đưa ra để lấy ý kiến), có thể thấy ý kiến ủng hộ phương án… quay trở lại với cách phạt trực tiếp “ngày xưa” cũng có nhưng không nhiều. Còn lại, đại đa số nhấn mạnh điều được Son sonshachoo@yahoo.com đặt câu hỏi:

 

“Quan trọng    có ngăn chặn được tình trạng nhận hối  lộ của  CSGT hay không thôi?”

 

“Tôi lo là lại chỉ làm giàu thêm cho CSGT thôi. Quay phim hay chụp ảnh CSGT “ăn” tiền của dân thì… chịu rồi... Pó tay! Tôi không ủng hộ giải pháp này” - Hoa Quỳnh:  quynhhuong123@gmail.com

 

“Không cần phải có Nghị  định này, người vi phạm vẫn được đa số các chiến sỹ CSGT tư vấn có 2 sự lựa chọn: Một là đưa  thẳng tiền mặt cho CSGT với số tiền  bằng khoảng từ một nửa đến 2/3 mức phạt theo qui định. Hai là lập biên bản vi phạm, tịch thu giấy tờ, lên Kho Bạc nộp tiền phạt 100% lỗi vi phạm. Lựa chọn là của người vi phạm (!?)” - TungN:  tungn357@yahoo.com.vn

 

“Tôi thấy quy định này rất hay, giảm nhũng nhiễu của CSGT và giảm gây lãng phí cho xã hội. Cần đưa vào thực hiện sớm” - Quang Huy: quanghop.bttm@gmail.com

 

“Mình thấy cũng không ổn lắm. Biết là như thế rất tiện lợi cho người vi phạm, nhưng điều muốn nói là tiền nộp phạt đó sẽ đi đâu khi mà người ta cố tình không để lại cái gì làm bằng chứng là mình đã nộp phạt?” - Tuan:  nguyentuan34hd@gmail.com

 

“Còn nộp phạt… thẳng hay nộp phạt… cong cũng đều có hệ lụy tiêu cực, bởi vì người có thẩm quyền phạt là người “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Vì thế mà mỗi năm hàng ngàn tỷ tiền phạt vi phạm an toàn giao thông, theo tôi thấy, không đem lại ý nghĩa xã hội nào cho công tác an toàn giao thông cả. Tôi kiến nghị: Khi bắt và xác định vi phạm là phải có CSGT và liên ngành, có người làm chứng. Khi phạt thì thẩm quyền phạt ATGT là của tòa án” - Ánh Sáng:  anhsanghm@gmail.com
 
(ảnh  minh họa: theo Thế Kha, báo: Người Lao Động)
\
(ảnh  minh họa: theo Thế Kha, báo: Người Lao Động)
 

Trực tiếp, gián tiếp

 

Thật ra, người dân buộc phải dùng tới những hình ảnh so sánh tiêu cực “phạt thẳng, phạt cong” có lẽ cũng là cực chẳng đã, bởi trên thực tế một khi đã bị CSGT thổi còi dừng xe thì có mấy ai cãi được rằng mình đúng…Nhất là khi các anh lại còn hay đứng ở những chỗ… khuất tầm nhìn, dù đã biết rõ hơn ai hết rằng ý thức chấp hành luật lệ của đa số người dân ta vẫn chưa được cao? Luôn ở thế “nắm đằng lưỡi” nên bí quá hóa liều, “bệnh” thích xin xỏ trong dân xem ra cũng từ đó mà ra bởi chẳng ai muốn bị mất tiền oan trong thời buổi người khôn của khó này…Dẫu vậy, những mặt được ĐƯỢC và CHƯA ĐƯỢC của mỗi quy định mới luôn thu hút sự quan tâm của dư luận và được đem ra mổ xẻ kỹ lưỡng:

 

“Đây là bước tiến đáng kể của dự luật cải cách hành chính trong công tác bảo vệ trật tự giao thông. Chúng ta đều thấy VN ta chưa thể áp dụng cách xử phạt giao thông như các nước tiên tiến, vì đa phần người dân các nước sử dụng tiền qua thẻ tín dụng, còn ở ta chưa có được điều kiện này. Vì thế, không thể cứ dán biên lai lên xe vi phạm để khấu trừ vào tài khoản của người vi phạm được. Mà nếu vẫn giữ nguyên chế tài cũ lại phải thêm công đoạn giữ xe của người vi phạm, vừa mất thời gian lại sinh ra các tiêu cực khác… Nhưng hình thức xử phạt tại chỗ phải có biên lai và ghi số hiệu CSGT rõ ràng trên hóa đơn. Như vậy mới hợp lý vì nhà nước vừa kiểm soát được hoạt động của CSGT thực thi nhiệm vụ trong ngày thông qua hóa đơn nộp về, đồng thời người dân cũng cảm thấy thoải mái hơn” - Dang Huu Viet:  danghuuviethp@yahoo.com.vn

 

 “Theo tôi thì không nên nộp tiền cho CSGT, mà nên dùng bằng hình ảnh ghi lại những ai vi phạm luật giao thông rồi thông báo về địa phương, gia đình để họ đưa tiền lên Kho Bạc nạp thì hay hơn” - Thinh:  TATcompany.1970@gmail.com

 

 “Luật cần răn đe, người dân càng tuân thủ luật. Vì sao phải lo lắng cho người sai phạm nhỉ?...” - Nhu Tran:  ynhu190305@gmail.com

 

“Luật gì mà luẩn quẩn? Mấy năm trước đã ra luật này, làm rồi phải bỏ vì không khả thi rồi, giờ lại quay lại để… CSGT được thể….nhận tiền ngang nhiên sao? Tại sao không ra luật: ghi hóa đơn nộp phạt, viết lại thông tin của người vi phạm mà không giữ giấy tờ, rồi để họ ra các ngân hàng thay vì tới kho bạc nộp phạt? Vừa đỡ mất thời gian, vừa khả thi, vừa đỡ tệ nạn nhũng nhiễu dân của mấy ông CSGT” - Tú Uyên: uyenbui168@gmail.com

 

“Sao chúng ta không tạo ra những tài khoản nộp tiền. Khi bị bắt lỗi thì người dân sẽ bị thu hết giấy tờ xe, CSGT chỉ việc cho người dân số tài khoản để người vi phạm nộp tiền phạt vào. Sau khi đã nhận được tiền thì CSGT gửi giấy tờ qua đường bưu điện cho người dân và điện cho người vi phạm biết. Nhà nước sẽ kiểm soát được số tiền nộp phạt, tránh được tiêu cực phiền phức”- Trung:  trungks1984@yahoo.com

 

“Tình hình là theo tôi thấy, loanh quanh mãi rồi thì cái cách… lấy tiền trực tiếp vẫn quay trở lại. Thay vì người dân để tránh phiền hà nên chấp hành luật giao thông, thì quay lại cách nghĩ: thôi cứ đi bừa rồi đưa tiền CSGT… đút túi là xong? Lợi cả đôi đường: CSGT có tiền…, người dân mất tiền… nhanh để… tiếp tục vi phạm luật giao thông!!!” - Vinakiva:  vinakiva@gmail.com

 

Xem ra để “tránh” phiền hà này thì sẽ lại nảy sinh những phiền hà khác, bởi đích cuối cùng theo dân thấy vẫn lại chỉ nhắm vào túi tiền của mình, cn túi tiền người khác vẫn… bình yên vô sự. Như thế liệu có nên và khả thi chăng?

 

Khánh Tùng