Đau xót thay khi sinh viên gọi tiền “đi thầy” là: Tiền Vàng Mã

“Các thầy ơi! Các thầy có biết trò bây giờ gọi số tiền trong phong bì đó là gì không. Tôi cũng là một nhà giáo, nghe được tôi thấy cay đắng quá. Tiền VÀNG MÃ.” - khucbitrang5@yahoo.com

Sau khi bài viết “Các thầy cô giáo nghĩ gì khi nhận phong bì của sinh viên?” được đăng tải trên Dân trí, đã có rất nhiều bạn đọc là sinh viên, giảng viên tham gia thảo luận xoay quanh nội dung này.

Tựu trung lại đều cho rằng, dù không phải trường nào cũng vậy, thầy cô nào cũng vậy nhưng sự việc này là có thật và tồn tại thật ở rất nhiều trường. Dù ở cương vị giảng viên hay sinh viên đều cho rằng cần phải sớm chấm dứt tình trạng trên.
Đau xót thay khi sinh viên gọi tiền “đi thầy” là: Tiền Vàng Mã - 1
Bản thân các bạn sinh viên hãy dũng cảm nói không với nạn "đi thầy"

Một số ý kiến bạn đọc:

Duy Hung

(10/27/2010 1:24:00 PM)

diepvientaiba006@gmail.com

sau khi tôi đọc xong bài viết của bạn, tôi rất vui vì tư tưởng của bạn, bạn dám làm dám nghĩ, không như những bạn khác trong lớp, họ thật nhu nhược, trước kia tôi cũng la sinh viên, và có những thầy cô trực tiếp nói trước mặt sinh viên rằng nếu anh chị nào không đóng tiền thì đừng hòng ra khỏi trường. Thật xấu hổ với điều đó.

Nguyễn Việt Dũng

(10/27/2010 1:24:00 PM)

only_me_loneny@yahoo.com.vn

Mình thật ngưỡng mộ bạn. Nói thật chính bản thân mình cũng từng đi thầy. Mình hiện đang học ở HN năm thứ 2 của 1 trường nổi tiếng về tham nhũng ( đứng top ten luôn ). Quả thật những thầy cô nhận tiền rất nhiều và mình không thích những người đó. Sau 1 vài lần đi thầy mình cũng rút ra được kinh nghiệm, dù mình có được điểm cao và có cái bằng ĐH loại tốt hoặc khá đi chăng nữa thì thực sự mình cũng chả học được gì hết. Bây giờ mình cũng không đi thầy nữa. Đối với mình học đại học không nhất thiết phải có bằng giỏi hoặc khá ( nhìn cho đẹp khi xin việc ). Mình không quá quan trọng việc học đại học. Mình thích học ngoài đời hơn, được giao lưu với nhiều người, học hỏi ở họ... vì như thế sẽ thú vị hơn rất nhiều khi cứ vùi đầu vào sách vở... Ai cùng quan điểm thì tốt còn không thì cứ nói nhé. MÌnh sẽ sửa đổi.

Đinh Dũng

(10/27/2010 1:23:00 PM)

dinhdung2007@gmail.com

Mình ra trường đã gần 4 năm rồi. Mình học Kinh tế quốc dân. Mình chưa bao giờ đi chùa cả. Nhưng kết quả học tập của mình vẫn tốt. Đâu phải các thầy cô nào cũng như thế? Mình nghĩ tình trạng chùa thầy chỉ xẩy ra với những bạn học yếu kém thôi Thích chơi hơn học. Và những thầy cô chẳng ra gì cả. Giờ đi ra trường thấy cái văn hóa phong bì ở ngoài đời mới kinh sợ. Thô lỗ và trắng trợn. Các bạn sinh viên chỉ mới ở trong trường nên chắc chưa hiểu được. Nhiều lúc mình thấy tiếc, giá như mình học ở một nơi mà có cái văn hóa phong bì thật nhiều. Chắc sẽ thích nghi nhanh hơn với xã hôi.

kiencukhoai

(10/27/2010 1:22:00 PM)

kiencukhoai@gmail.com

Thật là vớ vẩn!

Bởi các lý do sau:

1- Các thầy cô cũng dày công đi học mài nát giảng đường để ra được trường

2- Điểm thi vào Đại học đã cao 25,26/30 cho 3 môn thi (Thi 3 chung thì không chấp)

3- Bằng Khá Giỏi đã đành lại còn phải thi cử lòng vòng mới được làm giảng viên

4- Yêu cầu có bằng TOEFL ibt, IELTS (chi phí cho 1 lần thi 200 USD) chưa tính số tiền bỏ ra để ôn thi cao gấp 10 lần chi phí thi. Cái này liên quan đến chiến lược thích nghi, dạy và học theo chuẩn quốc tê cụ thể như Hoa kì.

5- Có trình độ thấp nhất là Thạc sĩ (Mất từ 2 đến 3 năm để có 1 tấm bằng)

6- Lương mới ra trường sau 1 năm thử việc (quá trình thử việc thì dùng tạm học bổng UTACHI) = ((2,34x730.000) x 35% phụ cấp) - 5% thất nghiệp. Trong đó chi cho tiền thuê nhà trung bình 1500000 đồng mỗi tháng nếu không muốn chui vào ổ chuột như sinh viên, tiền ăn không lẽ 1000000 đồng cho 30 ngày? tiền điện thoại mua sim khuyến mại, điện nước, xăng xe?

7- Định mức giảng dạy giảng viên thường là 285 tiết/1 năm, định mức NCKH 165 tiết /1năm

Vậy câu hỏi sẽ là:

1- Với chừng ấy tiền như mục 6 ở trên, giảng viên ăn không khí, uống không khí, sống bằng niềm tin của sự liêm khiết, thanh bạch và hàng đêm soạn giáo án để lên lớp cho ra những bài giảng hay, đề tài NCKH có chất lượng và sát với thực tiễn liệu có phù hợp không hỡi các em sinh viên? Đấy còn chưa kể giảng viên ĐH khác với giáo viên THPT ở 1 chỗ duy nhất là họ được thêm 5% phụ cấp nhưng yêu cầu về năng lực sự cống hiến phải nhiều hơn gấp nhiều lần cái 5% kia.

2- Với câu hỏi khó trả lời trên, sinh viên thấy bộ dạng giảng viên khi lên lớp thế nào? Họ vẫn phải miệt mài, vẫn say mê, vẫn tươi cười và vẫn dạy đúng nội dung bài giảng đấy thôi! Vậy điều gì khiến họ làm được những điều đó?

3- Chương trình GD đại học thì luôn thay đổi theo từng ngày bởi cách thí nghiệm không hợp lý trên diện rộng của Bộ GDĐT theo triết lý: “Sinh viên thì không thay đổi, chương trình thì luôn thay đổi”. Ví dụ như: chuẩn đầu ra mỗi trường một kiểu nhưng khi sinh viên TN ra trường đi làm hưởng mức lương khởi điểm như nhau.

Thử hỏi mấy ai trong số 53 tỉnh thành của Việt nam dám đứng lên “nói không với tiêu cực” như Ông Dương Thế Phương, Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Dương để rồi bị các vị “Nghị sĩ” của HĐND tỉnh Bình Dương lên án bởi con em của họ đã thi thật, kết quả thật không được cao như các tỉnh bạn bè và để còn ra oai với những nước có nền giáo dục lạc hậu. Các bạn sinh viên có suy nghĩ gì với kết quả của những Trường THPT có kết quả đậu tốt nghiệp tú tài 0% năm 2007-2008 vọt lên mức 80% (Xem thêm phân tích tại trang web của Bộ GDĐT)? Thế hệ sau 2 năm học giỏi hơn chăng?

4- Với hơn 200 trường ĐH và CĐ trong những năm 2002, năm 2010 Việt nam có trên 400 trường với trang thiết bị thiếu và lạc hậu, giảng viên thì đi vay mượn để dạy hàng ngàn sinh viên trong vài dãy nhà cấp bốn lụp xụp. Những năm đầu thế ki 21 trở về trước thi đâu ĐH là 1 niềm vinh dự cho cả 1 dòng họ còn bây giờ phổ cập ĐH nên ai thích và muốn cộng với có tiền thì đi học ĐH, đến mùa nhập học mỗi thí sinh cõng trên mình vài chục chiếc giấy báo nhập học từ các trường ĐH với mức điểm sàn thấp như thể là “biếu không, cho không” bởi điểm thi thật thì ít mà điểm khuyến mại như khu vực, đối tượng và cả những cái trời ơi đất hỡi để có thể vẽ ra điểm cho bằng điểm sàn qui định của Bộ?

Số đông a dua đi “chùa Thầy” như trong bài viết biết đâu lại là đối tượng này?

5- Đào tạo theo “nhu cầu xã hội” nhưng thử hỏi đã có ai, cơ quan nào thống kê xem xã hội đang cần gì không? “Một câu hỏi lớn không lời đáp” bởi hầu hết các cơ quan, công sở không phải là nơi của các em sinh viên nhà nghèo khi TN ra trường. Một bộ phận có chức có quyền đã ngấm ngầm đưa con cháu mình dù học cái gì cũng được thấp xa dưới mức chuẩn vào chiếm chỗ trong cơ quan nhà nước để rồi sau đó đi học nâng chuẩn với vỏ bọc tại chức. Thế nên mới có hiện tượng bằng cấp cao thì càng khó xin việc hay cử nhân về quê cày ruộng như các báo đã đăng. “Những việc cần làm ngay” của thời kì “đổi mới” là những thuật ngữ cổ của từ vựng tiếng Việt hiện đại!

Thiết nghĩ cần phải lên tiếng bởi tại sao sinh viên phải đi “chùa Thầy”? Vì điểm cao để đi xin việc? Đánh bóng bảng điểm của bản thân? Hay đơn thuần vì môn học khó? Vì Thầy cô cần tiền?... Mọi nguyên căn và gốc rễ của vấn đề cần được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Câu hỏi này xin dành cho những ai quan tâm và không có cái nhìn phiến diện!

phạm hòa giang

(10/27/2010 1:21:00 PM)

dondaongaogiangho@gmail.com

đau xót thay khi đây lại là thực tiễn của xã hội Việt Nam. Bao nhiêu phong trào chống tiêu cực,tất cả chỉ là "bình mới rượu cũ". Tiêu cực vẫn đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ và hiền hiện trước mặt chúng ta. Nền giáo dục thì càng cải cách càng tệ hại, tham nhũng lộng hành ngày càng táo bạo hơn. Tôi cũng là sv, cũng học dh và đã không ít lần gặp phải trường hợp này. Nói chính xác thì từ lúc bắt đầ đi học tôi đã thấy rồi. Ở trường CDCD tại HP chẳng hạn, như bạn của tôi kể lại thì gv nói thẳng trước lớp rằng "điểm tôi có rồi nhưng chưa vào sổ đâu,e nào muốn thì đến nhà tôi". Và ngay bây giờ em gái tôi cũng đang gặp tình trạng này. Nó trở thành sự nhức nhối trong xã hội,trong các bậc phụ huynh. Nhưng họ vẫn phải ngậm ngùi chấp nhận. Vì không có ai lên tiếng hay vì sự thơ ơ của các cấp ban ngành "cùng nhau hưởng lợi". Liệu phải bao lâu nữa,bao nhiêu bài viết nữa mới đủ để nền giáo dục nước ta thay đổi thực sự,từ vẻ bề ngoài đến nội dung bên trong. Cần có bao nhiêu người như Loan nữa để thế hệ tương lai của đất nước ta thực sự được phát triển trong điều kiện tốt nhất, không chỉ về hình thức mà còn về cả nội dung........

Sinh vien hoc dot

(10/27/2010 1:20:00 PM)

luonganhhung_íe@yahô.com

Tất cả là do sinh viên học dốt. Nếu sinh viên chăm chú học tập đàng hoàng thì chẳng có ông thầy nào đánh rớt cả. Do mình dốt nên mình thi rớt. Thi rớt nhiều thì phải tìm cách xin thầy. Thực ra chẳng thầy cô nào muốn nhận tiền của học trò. Học trò ngu dốt thường hay kiếm cớ đổ thừa cho thầy giáo. Tôi chẳng bao giờ thấy học trò giỏi phàn nàn về thầy Đừng đem thầy mình ra bình luận trên báo chí như thế này. Thật là xấu hổ. Đâu mất rồi truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ? Thật sự thất vọng về những người dốt mà nói nhiều

Le On

(10/27/2010 1:18:00 PM)

leminhon@yahoo.com

Bạn Lan Thân! tôi cũng là một cựu sinh viên, tôi cung đã tiếp tay cho việc "đi thầy" như lan nói, tôi cũng kich liệt lên án hành động này nhưng quả thực tôi đã không dám thẳng thán đứng lên phê phán tình trạng này, đặc biệt là việc lên án của bạn lại cong chính trong gia đoạn bạn còn đang ngồi trên ghế, còn trực tiếp chịu ảnh hưởng của vấn đề này, cảm ơn bạn đã nói nên cái đièu mà chính tôi cung muốn nói nhưng không nói được. chính vì lẽ đó trong xuốt 5 năm học ĐH tôi không đat được kết quả cao, không được các thày cô quý trọng hơn các bạn "khác" mình, mặc dù tôi đã cham chỉ học tập, và luôn cố gắng, hoà đồng cung mọi người. Chúng ta hãy làm gi đi để những người nhu chúng ta không phải chịu như thực trạng bây giờ.....

nhung

(10/27/2010 1:14:00 PM)

cappuccino_espresso19@yahoo.com

Thật may mắn vì mình đc học tập trong một môi trường trong sạch, thậm chí đến năm 3 mà vẫn chưa biết khái niệm đi thầy. Nhưng thực sự, mình không hiểu các thầy cô, những người luôn được xã hội trọng vọng, tôn kính ấy nghĩ gì khi đưa tay cầm tiền và quà của SV, những người mà nhiều khi miếng ăn chưa chắc đã đủ. Họ ngày ngày sang sảng những bài học về kinh tế, luật pháp, văn hóa,... cho SV mà cùng không tự khảo lại bài học đạo đức cho bản thân mình. Thầy cô làm thế này khác nào tự hạ thấp khả năng nghề nghiệp của mình, dạy không tốt để cho SV phảu tìm cách thi qua bằng con đường tiền nong, đút lót?

Hoa co may

(10/27/2010 1:04:00 PM)

traitimhohngdo@yahoo.com

Tôi cũng đã từng là sinh viên nên tôi hiểu và cũng có tâm trạng như bạn Loan. Cứ lớp sau phải theo lớp trước, người này phải theo người khác dù không muốn. Tôi thấy "khinh" những người thầy cô như vậy. Mang tiếng làm nghề giáo dục dạy cái hay cái đẹp của cuộc đời cho thế hệ trẻ mà lại nhận hối lộ của các học trò. Họ không xứng đáng để được tôn trọng, để làm gương sáng cho thế hệ sau.

Cường

(10/27/2010 1:03:00 PM)

cuongtamdiep@gmail.com

Hiện tượng phải đi "Chùa Thầy" Phổ biến từ lâu rồi, nhất là vào dịp 20/11 hàng năm. Những Sinh viên lười học lại muốn điểm cao, không phải thi lại thì lại đi chùa thầy. Nói chung là có "Phật tử đi chùa" thì tất lẽ dĩ ngẫu sẽ có " Chùa thầy" thôi.

hai

(10/27/2010 1:02:00 PM)

nguyenHai_63@yahoo.com.vn

Tôi cũng là giang viên tham gia đào tạo giảng dạy rất đông tình với bài của bạn và ý kiến của các bạn. Tôi thực sự cảm thấy mất tự tin nếu nhận tiền của các ban học viên trong bất kỳ tình huông nào. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng tôi tự hào vì tôi chưa từng và không bao giờ nhận tiền của các bạn học viên và sinh viên.Theo tôi các bạn sinh viên cũng như các học viên nên tự mình phấn đấu học tập và rèn luyện, kết quả học tập của các bạn sẽ được các thầy cô đánh giá đứng chứ không phải vì "phong bì" dầy hay mỏng .Chúc các bạn thành công trong học tập.

Ban Mai Xanh

(10/27/2010 1:01:00 PM)

banmaixanhlyon@yahoo.com

Đúng là tình trạng "đi thầy" hiện nay đang là vấn nạn trong ngành giáo dục của chung ta. Một trong những nguyên nhân là chính từ các bạn sinh viên. Suốt bốn năm đại học, tôi có thể tự hào rằng mình chưa một lần "đi thầy" theo kiểu "văn hóa phong bì". Ngay cả khi tôi bảo vệ luận văn, tôi cũng chỉ gửi tới thầy hướng dẫn lời cảm ơn bằng bó hoa mà thôi (không hề có phong bì kèm theo). Duy nhất một lần tôi thấy băn khoăn về bài thi của mình không biết có qua không và tôi đã đến nhà thầy với túi quả là it trái cây. Từ ngày hôm đó tôi vẫn day dứt trong lòng và cảm thấy xấu hổ mỗi khi gặp thầy. Và bây giờ khi tôi là giáo viên chủ nhiệm của gần 200 sinh viên (mặc dù tôi không dạy các em môn nào), tôi có thể khẳng định rằng mình chưa một lần nhận quà cáp từ các em. tôi vẫn luôn nói với các em rằng tôi sẽ không nhận bất cứ thứ gì kể cả hoa chúc mừng ngày 20/11 bởi vì điều đó rất tốn kém. các em cũng như tôi ngày xưa, chi tiêu sinh hoạt và học hành bằng tiền của bố mẹ.

Phương Thảo

(10/27/2010 12:59:00 PM)

otchithien_vp@yahoo.ca

Khi ra trường tôi cũng rất tự hào về ngôi trường trong sạch của mình.Tuy không phải tuyệt đối nhưng ở VN có lẽ là hiếm rồi.Nhưng có phải vì trong sạch mà mặt bằng chung điểm của sv trường tôi luôn thấp hơn các trường khác,nhưng đó là điểm thực chất các bạn ạ.điểm không cao, bằng khá không nhiều nhưng chúng tôi vẫn rất dễ xin việc.Mong rằng xã hội ngày càng đánh giá đúng năng lực thực chất của mỗi chúng ta

Khoaanh

(10/27/2010 12:59:00 PM)

khoaanh2004@yahoo.co.uk

Tôi đang là giáo viên của trường đại học kỹ thuật quân đội. Tôi có biết có nghe nói vấn đề phong bì với thầy cô. Thực sự đấy là điều tồi tệ. Các thầy giáo trong Khoa tôi thực sự bất bình với hành vi đó. Chúng tôi chưa có khái niệm đó. Các học viên của chúng tôi sau ngày ra trường là đồng nghiệp của chúng tôi công tác ở các đơn vị trong toàn quốc. Nếu chúng tôi nhận phong bì thì sau này các em có xem chúng tôi là đồng nghiệp không?

Đinh Tiến Sở

(10/27/2010 12:59:00 PM)

dinhtienso.Electric4@yahô.com

Mình rất đồng tình với vấn đề này. Chúng ta phải học và thi bằng thực chất,Có như vậy mới trở thầnh kĩ sư,cử nhân giỏi.

nguyen

(10/27/2010 12:59:00 PM)

nguyen909032@gmail.com

Tôi học 5 năm đại học ở Đại Học Bách Khoa TP.HCM. Tôi chưa từng "đi thầy" hay nghe chuyện "đi thầy" đấy các bạn ạ. Vẫn có rất nhiều người thầy tốt, và rất nhiều môi trường sư phạm tốt đấy các bạn ạ.

Trần Hùng

(10/27/2010 12:59:00 PM)

hungtran@yahoo.com

Tôi là một cựu sinh viên đã ra trường được mấy năm nay. Tôi thiết nghĩ không có thầy giáo nào, cô giáo nào lại dám công khai đòi tiền của sinh viên cả. Chính các bạn sinh viên, các bạn trẻ bây giờ cũng "có lỗi" trong việc trong việc "đi thầy". Nếu các bạn sinh viên cứ học tập nghiêm túc thì sợ gì điểm kém, ở đây các bạn nhiều khi theo phong trào quá...cứ nghĩ không đi thầy thì bị điểm thấp, bị trù dập...tự nhiên đến nhét phong bì vào túi thầy cô, lại kêu ca là thầy, cô tham nhũng...... Các bạn không "đi thầy, cô" thì làm gì có chuyện tham nhũng ở trường học.

HTD

(10/27/2010 12:58:00 PM)

xxunojojodoxx@yahoo.com

Dạ vâng. Mình đọc, và mình đã hiểu. Rất hoan nghênh tinh thần của bạn Loan. T cũng vừa học xong, và tôi cũng không phải "đi thầy" vì trường tôi không có truyền thống như vậy. Nhưng các bạn nên hiểu rõ: + Nếu không có ai đi thì thầy nào nhận, và đã không nhận rùi thì cho điểm kiểu gì??? + Không nhận lần đầu, lần sau lại đến mà đi thầy, nhiều lần như vậy thành quen. + Trong tất cả các bạn, đã bạn nào chưa nghĩ đến việc đi thầy???? Ai có thể trả lời nhỉ???

Nguyễn Văn Hùng

(10/27/2010 12:56:00 PM)

hungnv@hotmail.com

Em có thông tin này cho mọi người nè! Chẳng những ở các trường ĐH mà ngay cả các trường chính trị, học viên chính trị hành chính quốc gia tình trạng văn hóa phong bì càng nghiêm trọng hơn nhiều! Thật hết biết...

Dương Ngọc Đạt

(10/27/2010 12:54:00 PM)

duongngocdat@gmail.com

Tôi cũng đã từng là 1 SV và điều này thật khó cho các bạn SV thuộc ĐH Thái Nguyên, vì các thầy cô gần như đòi "đi thầy" chứ không hẳn các bạn "tự nguyện". Có hôm tôi đến nhà cô mà phải đợi hàng mấy tiếng đồng hồ để đến lượt mình vào. Nếu "đi thầy" ít thì kém hiệu quả lắm. Tôi luôn nghĩ mình sau khi ra trường nếu có làm giáo viên sẽ không bao giờ nhận của HS 1 đồng nào, và vun đắp thật tốt cho những ước mơ của các em. CHỉ khổ các bạn SV bây giờ có khi phải nhịn ăn để lấy tiền đi thầy đấy các bạn ạ.

hanguyen

(10/27/2010 12:51:00 PM)

hanguyen@yahoo.com

Mình cũng không chịu nổi hành vi " đi thầy kiểu đó " nào là ngày nhà giáo mõi bạn trong nhóm phải đi phong bì cho thầy (1trieu / nguoi ), rồi tiền quỹ dẫn thầy đi ăn nhậu để thầy chỉ đề tài. mà cái đó lẽ ra phải là trách nhiệm thầy phải không ta?. thật buồn cười những người mang danh thầy cô mà nhận hối lộ. nếu cứ vậy người nghèo sao có tiền mà đi học?

MU

(10/27/2010 12:50:00 PM)

dungnth6@gmail.com

.Tôi cũng là 1 sinh viên nên vấn nạn này tôi cũng không lạ gì .Tôi không hiểu tại sao lại có những chuyện như thế này trong giáo dục Việt Nam nữa . Tình trạng " ĐI THẦY " bây giờ quá là " PHỔ CẬP " . Phải chăng đây là sự báo động của giáo dục Việt Nam ??? Nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp tục diễn ra ,tôi tin là Việt Nam sẽ không bao giờ thoát khỏi cảnh nghèo đói ...

Thanh Toàn

(10/27/2010 12:49:00 PM)

thanhtoan09@gmail.com

Chào Loan! Bạn đã làm đúng và làm rất đúng. Mình may mắn học trong môi trường mà chưa bao giờ phải nhắc đến chuyện "đi thầy". Tuy nhiên những người bạn của mình, em trai mình và bạn gái mình đã rơi vào hoàn cảnh đó. Thậm chí nhiều thầy cô còn trơ trẽn đến nỗi bỏ phong bì ra đếm rồi kêu " sao ít thế". Mình không hiểu nổi những con người đó có học thức như vậy sao họ không biết liêm sỉ, không cảm thấy xấu hổ cho cái hành động bẩn thỉu vô học đó. Cái chính là thế hệ trước đã tạo tiền lệ xấu, làm cho thế hệ sau bị ảnh hưởng. Đất nước này sẽ ra sao khi giáo viên không truyền đạt kiến thức mà thay vào đó truyền đạt cách "đi thầy"? chẳng lẽ một con én nhỏ mãi chẳng làm nên mùa xuân? Cảm ơn bạn đã dũng cảm lên tiếng, dũng cảm một mình chống lại thói quen xấu đó. chúc bạn may mắn và thành công trong trong việc học. Ông cha ta có câu "Cây ngay không sợ chết đứng" mình mong bạn cũng vậy. Mong là tương lai sẽ có nhiều người đồng hành cùng bạn.

Le Phuong

(10/27/2010 12:47:00 PM)

lephuong@yahoo.com

Bạn thật dũng cảm. Phải hoan nghênh bạn, tôi tiếc là thời sinh viên tôi không có đủ lòng dũng cảm như bạn. Cách đây 5 năm thôi, tôi đã từng là sinh viên, và lớp tôi được chia ra làm 2 nhóm: xóm nhà lầu, và khu nhà lá. Nói thật, tôi xếp vào nhóm nhà ngói cơ, nhưng tôi chỉ đủ can đảm để tham gia vào khu nhà lá thôi vì thương bố mẹ. Còn dân nhà lầu ở lớp tôi họ mua vàng để đi thầy đấy. Giá mà chỉ là phong bì, quà cáp khoảng 2-300K thì tôi cũng theo, nhưng cái họ chơi là vàng, là thứ kim loại chói lóa khiến tôi dân nhà ngói không theo được. Và kết quả là chúng tôi, dù có học tốt đến mấy thì điểm số cũng chỉ ở mức trung bình, các bạn nhà lầu có người thậm chí được cả học bổng kỳ này, họ nói về học bổng và thầy cô là "lấy mỡ nó rán nó"., nhưng sang kỳ sau thì trong top 10, thậm chí top 20 cũng chả thấy tên đâu, còn những người có thực lực họ vẫn đứng vững. Loan ơi, em hãy yên tâm, hãy vững vàng. Dân nhà lầu lớp tôi giờ chẳng ai sống được bằng tấm bằng đại học đó, có người vẫn giàu sang, có người vẫn đàng hoàng nhưng tấm bằng đại học cất gọn trong xó tủ. Còn chúng tôi với tấm bằng bình thường nhưng chúng tôi sống được bằng nó.

MissLa

(10/27/2010 12:46:00 PM)

sunflower23071988@gmail.com

Tôi là một sinh viên sắp ra trường , hiện đang học tại trường BKTPHCM. Tôi rất tự hào vì được hoc trong môi trường khá trong sạch, từ khi bước vào trường đến nay chúng tôi chưa bao jo biết đến văn hóa phong bì như các trường khác. Vốn có nhiều bạn ở ngoài bắc, nên tôi cũng từng nghe qua các bạn than thở rất nhiều rằng phải " đi thầy" mỗi dịp thi cử đến, rồi có bạn ở quê còn mang gà, vịt, gạo,rau...cho thầy. Nếu ko chu đáo với thầy cô thì cứ liệu phần hồn mà nhận điểm thấp. Tình trạng này cứ kéo dài từ thế hệ này qua thế hệ khác, thử hỏi đối với sinh viên, tiền ăn đã ko có mà còn phải lo đến những khoản đó thì thầy cô nào mà nhận có suy nghĩ hay ko? Hơn nữa, nó phản ánh chất lượng giáo dục nữa, nhiều người ỉ lại vào đi thầy để nhận điểm tốt thì sẽ mang lại lợi lộc j?kiến thức tích lũy được bao nhiêu? Người ta nói " Phú quý sinh lễ nghĩa", nếu cứ theo xu hướng này thì tệ nạn tham nhũng càng hoành hành.Bởi trc đây, hiện tượng tham nhũng xảy ra ở các bậc tiểu học, trung học là rất ít. Nhưng bây giờ thì sao? Từ cấp nhỏ, đến cấp lớn hơn con cái đi học và bố mẹ của họ "đi thầy". .. Vấn nạn này rất mong được các cấp lãnh đạo sớm vào cuộc.

Thanh

(10/27/2010 12:43:00 PM)

thanhhongs35@yahoo.com

Mình rất đồng ý và ủng hộ ý kiến của bạn. Xóa bỏ tệ nạn tham nhũng trên ghế nhà trường, vì tương lai con em chúng ta và sự trong xạch trong xã hội. Mình cũng từng vì như vậy mà phải học lại.

Lý Hải

(10/27/2010 12:42:00 PM)

gaconxt@yahô.com

đây là một tệ nạn mà có dù thế nào nào cũng không tránh khỏi. nhưng chúng ta phải hết mình từ bỏ nó, bằng cách đừng nhận thì chẳng trò nào dám cho cả. bản thân tôi cũng là một giảng viên đại học. Tôi cho rằng, đây là một tệ nạn, vì bản thân tôi chưa bao giờ làm điều này, vì hãy nghĩ lại một điều ràng là còn thế hệ mai sau của chính mình và chính chúng ta nữa. Ngày 20 /11 hàng năm ấy chính là ngày mà tôn vinh sự trong sáng của các nhà giáo thế mà, các thầy /cô làm điều như vậy thì còn trong sáng nỗi gì nữa. Tôi mong sao, Bộ trưởng Bộ giáo dục - đào tạo hãy cố gắng thị sát vấn đề này để làm rõ sự trong sáng trong ngành giáo dục vì để các em nhỏ (SV) lên tiếng như thế thì ôi nhục nhã quá.

Nguyên Mai

(10/27/2010 12:41:00 PM)

taoxanhxd1991@gmail.com

em cũng là tân sinh viên của một trường đại học ở HN. vấn đề " đi thầy " đã tồn tại rất lâu rồi. em còn biết có trường hợp 1 số anh chị sinh viên khóa trên, do không đồng ý đi thầy vì thấy không công bằng , đã bị cả lớp tẩy chay, tất nhiên cũng bị điểm kém hơn. em nghĩ vấn đề này là do ý thức của mỗi người, ai có ý thức học sẽ không phải lo lắng gì chuyện thi cử cả. nhưng để thay đổi được thì cần phải thay đổi được nhận thức của tất cả nọi người, nhất là giới trẻ. chuyện " đi thầy " còn diễn ra nữa thì sự mất công bằng trong thi cử cũng sẽ vẫn tồn tại.

thành

(10/27/2010 12:39:00 PM)

thanhcanloc156@gmail.com

đây là vấn đề hết sức bức xúc của xã hội, các thầy cô làm như vậy với sinh đã vô tình gieo cho thế hệ trẻ tư tưởng "lót tay". thử hỏi những thế hệ sinh viên này khi ra trường đi làm, luôn mang trong mình tư tưởng đó thì xã hội sẽ ra sao? tôi đã tốt nghiệp đại học rồi, và tôi tự hào rằng trường tôi không có tệ nạn đó vì trường tôi học là trường đại học sư phạm. ở đây các thầy cô luôn minh bạch, họ còn luôn giúp đỡ sinh viên nữa. tuy vậy tôi cũng biết đến chuyện đó, khi chúng tôi học môn chủ nghĩa xã hội khoa học, trường tôi mời thầy giáo ở trường đại học khoa học qua dạy, thầy đã gợi ý với lớp về chuyện đó. thế rồi lớp tôi và các lớp được thầy đó giảng dạy, cuối kì cũng phải đóng tiền lại để vừa mua quà, vừa đưa phong bì cho thầy mong cho ai cũng vượt qua khi thi học phần đó. giờ cũng đứng trên bục giảng nhưng ở trường phổ thông, tôi nghĩ sao những người giáo viên khi cầm lấy những đồng tiền của sinh viên sao không nghĩ : đằng sau những đồng tiền này có nhiều em nhịn ăn sáng, nhiều em ăn mì tôm để đóng tiền cho thầy, sao họ không nghĩ có những phụ huynh quanh năm không biết đến miếng thịt để dành tiền cho con ăn học, mà giờ những đồng tiền đó lại vào túi của thầy. những ai thường nhận phong bì thì nên xem lại mình đi, ăn những đồng tiền thấm đẫm mồ hôi của bao nhiêu người có ngon không?

vô danh

(10/27/2010 12:39:00 PM)

visaotrongdem_0948@yahoo.com

mình cũng đồng tình với quan niệm của bạn .Hãy tạo nên một môi trường sư phạm văn minh Tuy trường mình học không danh tiếng như các trường khác nhưng trường mình hầu như không có hiện tượng đó. Thật đáng buòn nếu trào lưu đó xuất hiện ở những trường lớn.

nguyễn văn tú tài

(10/27/2010 12:36:00 PM)

gaday09@yahoo.com

mình rất đồng lòng với bạn. Nhưng quả thật là để thành xã hội trong sạch như bạn nói thì thật là ngoài tưởng tượng. bây giờ ở trường đại học nào cũng vậy mất rồi. đặc biệt là ở các trương đại học lớn. mà thói quen đó cũng là sai từ sinh viên rất lớn. nhiều thầy cô đã bị sinh viên làm thành như vậy. Nếu mọi sinh viên muốn trường minh trong sạch vậy thì hãy thay đổi mình trước. Lúc nào cũng lười học. rồi sợ sệt. không dám tin vào năng lực học của mình. rồi thì cùng rủ nhau đi thầy. chính vậy mà sinh viên làm cho thầy hư theo trò.

Phạm Văn Tuân

(10/27/2010 12:36:00 PM)

tuanpv83@gmail.com

Tôi hiện tại không còn là sinh viên, tôi đang làm kinh doanh. Thế nhưng đọc bài này tôi thấy còn có người như tôi trước đây. Ngày trước, khi chuẩn bị thi thì người người đến nhà thày có thể nói là đông như hội (tôi không hề nói ngoa). Tôi với thân phận của một lớp trưởng đã bị rất nhiều chỉ trích khi nói là tôi sẽ không đi thày. Mọi người chỉ trích vì tôi không "quan tâm" tới lớp. Tuy nhiên tôi cũng đã không đi, thay tôi đi là một anh lớp phó. Tôi không biết là khi "đến nhà thày" thì tôi có ở trong blacklist hay ko, nhưng mà điểm của tôi hầu như toàn bộ cao thì được 5, còn không thì bị trượt. Tôi đã thực sự bức xúc và đã kiện lên cấp trường, nhưng mà như con kiến kiện củ khoai. Tôi chỉ có tự nhủ là mình học cho mình, ko cần điểm và tôi đã vượt qua.

nguyenmanh

(10/27/2010 12:36:00 PM)

ma.manhnguyen@gmail.com

Bạn thật dũng cảm khi nói ra nhưng sự thật một sư nhũng nhiễu của những người đang làm sứ mệnh trồng người,không hiểu họ đang gieo mầm gì cho tương lai đây?Không biết nhưng người cầm những đồng tiền ấy có nghĩ rằng có bao nhiêu gia đình ở vùng quê nhặt nhạnh những đồng tiền để dành gửi lên cho con cái họ ăn học không?nhưng cha mẹ đó đâu có nghĩ rằng nhưng đồng tiền mồ hôi nước mắt đó đi theo đường chính ngạch để "xây dựng" nhà thầy

H

(10/27/2010 12:36:00 PM)

Semaiyeuem13_5_2003@yahoo.com

Thật khâm phục bạn, mình cũng tốt nghiệp đại học 2 năm nay. Việc đi thầy ở trường mình hầu như là diễn ra thường xuyên đặc biẹt là những môn chung như triết học, tâm lý học đại cương... mà lớp nào không đi thầy thì chắc chắn lớp đó tỷ lệ thi lại lần 2 thậm chí lần 3 cao hơn hẳn . Ở trưởng mình việc đó gần như đã trở thành lệ mà bất cứ lớp nào cũng phải thực hiện. Thậm chí có giáo viên còn ngang nhiên nói bóng gió trên giảng đường luôn. Tỷ lệ ấy khá nhiều. Tuy nhiên ở trường mình cũng có nhứng người thấy mà mình vô cùng cảm phục cả về trí tuệ cũng như đạo đức .

Lê Đăng Khoa

(10/27/2010 12:36:00 PM)

ledangkhoa_1982@yahoo.com

đồng ý với bạn như vậy là không tốt cần phải loại bỏ khỏi xã hội những hành động như vậy, đặc biệt trong ngành giáo dục. Tuy nhiên, tôi biết có tình trạng trên xảy ra, nhưng nói như vậy không phải mọi thầy cô đều vậy, đặc biệt ở các trường đại học thuộc khối đại học quốc gia trước kia và tương tự bây giờ, tôi tốt nghiệp trường ĐH Kinh tế TP. HCM, cũng có một vài bạn cảm thấy việc đi thăm thầy cô trước kỳ thi là dễ có kết quả tốt, tuy nhiên có rất nhiều thầy cô rất rõ ràng trong việc không tiếp sinh viên tại nhà, còn việc cả lớp đóng tiền đi thầy thì tôi nghĩ chỉ ở những lớp học mà chỉ tiêu đầu vào không tốt mới có hiện tượng đó.

huy tuong

(10/27/2010 12:36:00 PM)

tuongku_22487@yahoo.com

Bây giờ mới nhắc đến việc này,mình nghĩ đã xảy ra từ lâu lắm rồi.Sinh viên ngay từ khi ngồi trên ghế giảng đườg đã có tư tưởng:đi thầy cô là chuyện binh thường rồi mà.Cái quan trọng nhất đó chính là lương tâm của các thầy cô giáo mà thôi.Rất muốn sinh viên của mình đều học tốt nhưng việc"đi thầy dường như là phong trào trong bộ phận sinh viên.Nhưng mình khẳng định tùy trường thôi,đa phần là các trường khối kinh tế,ki thuật...Có thể mìh nói hơi phiến diện,nhưng nếu nhìn vào các trường khối xă hội thì khá ít.Trường mình Cao Đẳng sư phạm Hà Nội không bao giờ có chuyện"đi thầy"mong chuyện này xảy ra ít thôi,chứ không bao giờ hết được

Nguyễn Đức Hà

(10/27/2010 12:31:00 PM)

hanguyen2289@gmail.com

Mình thấy các trường đại học mà đang có tình trạng này xảy ra thật đáng hổ thẹn. Mình hiện nay đang học tại trường Đại học Hà Nội (tiền thân Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội) và mình tự hào đang được học tập tại một trường không có tiêu cực. Không biết bao giờ các trường khác mới noi gương được đây. Theo mình được biết kể cả những trường nổi tiếng nhất về kinh tế cũng đang xảy ra hiện tượng này, không cần nói đến chắc các bạn cũng biết tên rồi...

trần xuân bách

(10/27/2010 12:30:00 PM)

ga.cong.nghiep91@gmail.com

Bức xúc nhưng biết làm thế nào được, mà đâu chỉ riêng giáo dục, ngành nào, lĩnh vực nào cũng thế...thật đáng buồn!

Tất Thiết

(10/27/2010 12:29:00 PM)

tatthiet@yahoo.com

Tôi hoàn toàn ủng hộ bạn, bản thân tôi là một lớp trưởng và tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện "đi thầy". Bởi trong đầu tôi thầy cô luôn là hình tượng tốt, hành động đưa phong bì thầy cô là một hành vi phỉ báng lên đạo đức nghề nhà giáo. Hiện tôi đang học ở trường ĐHKTCN, trong bao năm học tôi tự hào đã giữ được tình cảm tốt đối với các thầy cô, và lớp tôi vẫn thi qua các môn mà không cần dính vào tiêu cực, các thầy cô vẫn rất vui vẻ nhiệt tình. Quan trọng nhất vẫn là các bạn, và quan trọng hơn là các bạn trong ban cán sự lớp, hãy tin vào năng lực của mình và hãy sống thẳng. Đừng để những hành vi của chúng ta thành một vết nhơ trong nền giáo dục nước nhà.

Maggie

(10/27/2010 12:28:00 PM)

maggiecao1988@gmail.com

Mình đồng ý với bạn Loan, mình cũng giống các bạn từ khi cắp sách tới trường cho tới khi ngồi ở giảng đường DH mình chưa biết "đi thầy" là gì cả, năm học đầu tiên lớp mình học môn Toán C1 lúc mới đầu học thấy bỡ ngỡ và cũng chút lo sợ, nhưng tụi mình chưa dám nghĩ là sẽ đưa fong bì để bồi dưỡng cho thầy. Một ngày họp lớp bạn lớp trưởng lớp mình nói rằng thầy dạy môn toán C1 "gợi ý lớp mình bồi dưỡng cho thầy ..." . Thật không thật tin nổi, người mà hàng ngày mình vẫn gọi bằng Thầy lại có hành động như vậy, và có lẽ tụi mình quá ngây thơ nên thầy đã gặp riêng lớp trưởng để "gợi ý" như vậy sao? việc học là cho bản thân mình tại sao mình fải dùng tiền để mua kiến thức khi đó ko fải là công sức của mình bỏ ra, nếu mình làm như vậy chẳng khác nào mình đã tự coi thường chính mình , những mình đã ko dũng cảm như bạn vì một mình mình ko thể ko theo tâp thể lớp. Tất nhiên sau vụ việc đó điểm lớp mình rất cao, nhưng thực sự trong lòng mình thì ko thấy hãnh diện vì điểm số đó, các bạn mình thì nói rằng " ôi trời học cho qua mấy môn đó, có fải môn chuyên ngành đâu mà sợ" ai biết được sau này môn chuyên ngành cũa mình tình trạng đó có sảy ra nữa ko ? Nhưng ít ra tụi mình đã bớt "ngây thơ" trong việc "quan hệ " với thầy cô giáo, vì chính họ đã dạy cho tụi mình biết bài học "ứng xử " từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Mình chỉ mong sao xã hội này còn có thật nhiều Thầy, Cô theo đúng nghĩa của người THẦY, vì nếu như vậy tụi mình có muốn " bồi dưỡng " cũng chẳng được ..

Lê Gia Nhật

(10/27/2010 12:27:00 PM)

legianhat@gmail.com

Đại học Xây Dựng nơi tôi học có lẽ là ngôi trường ít tiêu cực nhất mà tôi biết. Tôi không dám nói là không có tiêu cực, nhưng ở đây các Thấy cô rất nghiêm khắc và bản thân tôi là 1 lớp trưởng nhưng chưa bao giờ có chuyện đóng góp đi Thấy. Ở khoa tôi học, các Thấy còn rất thoải mái, đi chơi cùng SV rất vui.....

Trần Bá Dần

(10/27/2010 12:26:00 PM)

trandan1986@gmail.com

tôi cũng buồn, cũng có cùng suy nghĩ như bạn.

Bin Tiên Sinh

(10/27/2010 12:24:00 PM)

thachngocanh@gmail.com

Tôi rất đồng cảm với tâm tư, suy nghĩ của bạn, một bài viết nhỏ nhưng đề cập đến một vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Đất nước. Tôi đã là một cựu SV, ra trường được 10 năm và hiện nay đang theo học Thạc sĩ tại một trường ĐH ở Hà Nội. Những gì bạn phản ánh đều rất đúng với những gì thực tiễn đang diễn ra trong ngành GD nói riêng và xã hội nói chung. Thời SV tôi cũng là người giống bạn, cũng là người dám đi ngược lại với cái gọi là "lợi ích"...tập thể như bạn nói - đó là điều tôi thực sự thấy xót xa. Bây giờ đi làm và đang tiếp tục đi học tôi vẫn phải sống trong môi trường như vậy, vẫn phải đối diện với những câu hỏi mà từ hơn 10 năm trước đã đạt ra. Lập trường-tư tưởng thì vẫn như xưa không có gì thay đổi nhưng cuộc sống buộc mình phải biết thích nghi và có cách nhìn bao quát, toàn diện hơn. Thân thiện, cởi mở hơn với "tập thể" vì xét cho cùng họ vừa là tác nhân cũng đồng thời là "nạn nhân" của một hệ thống đang bị lỗi. Điều quan trọng là bạn phải biết "hòa nhập" với tập thể nhưng cũng đừng bao giờ để tập thể "hòa tan" mình và tìm cách tác động tới tập thể theo phương pháp riêng của bạn. Nhân đây tôi cũng xin kiến nghị với các nhà lãnh đạo và những người có trách nhiệm trong ngành GD rằng: Hệ thống GD đang bị "lỗi" thì phải có tư duy sữa chữa "lỗi" của hệ thống chứ không phải chỉ bằng biện pháp "ném đá ao bèo".

Mr Chien

(10/27/2010 12:24:00 PM)

chien2024@yahoo.com

Mọi người cũng đừng bức xúc quá. Đấy là cá bạn còn chưa va chạm nhiều lĩnh vực khác mà ở đó "văn hóa phong bì" đang tồn tại. Ví dụ - Khi các bạn ốm đau phải đi bệnh viện - Khi thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (mà lẻ ra là quyền lợi của mình) - Khi đi học - Khi đi xin việc làm - Khi đi làm các thủ tục hành chính (hộ khẩu, tạm trú tạm vắng, làm sổ đỏ, đóng thuế, xin xác nhận các vấn đề liên quan đến bản thân và gia đình) - Và còn nhiều lĩnh vực lắm các bạn a. Nhưng tâm sự thật với mọi người là tôi học ở một trường đại học mà ở đó không có "văn hóa phong bì". Chính vì điều này mà sau này ra trường đi làm dù có chuyên môn tốt nhưng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn khi chưa quan tâm đến "văn hóa phong bì". Nhưng từ ngày tôi biết và quan tâm đến "văn hóa phong bì " thì mọi việc đã khác đấy các bạn a. Chúc các bạn đủ may mắn, dũng cảm để làm những việc mà bản thân mình mong muốn.

Nguyễn Hải Vân

(10/27/2010 12:23:00 PM)

nguyenhaivan.cnttk2@gmail.com

Bản thân tôi đã đọc được bài viết: " Im lặng là vàng". Ở đó, chỉ cần SV lên tiếng phản đối sẽ nhận ngay được phản hồi của GV??? Riêng bản thân tôi thì đã qua 2 môn phải thi lại của học lại, và đó là năm cuối nên mới đc " bỏ qua". Thực sự, tôi biết với lực học của mình thì không thể bị trượt môn đó??? Vậy thử hỏi là tại sao? Có người sẽ nói vì tôi làm bài không tốt. Tuy nhiên, đó là bài làm mà tôi cho bạn bên cạnh chép và bạn đã qua với điểm 7 ===>> tôi = 3??? Lần đó, tôi đã định làm đơn phúc khảo nhưng các bạn khuyên : nếu muốn yên ổn vào học kỳ tới thì nên đi học lại??? Sau đó, tôi mới biết nguyên nhân là tôi đã về sớm trong một buổi thực hành với lý do đi công việc của lớp ===>> điểm 3! Thật sự là mình không có nhiều niềm tin với nền giáo dục hiện tại?

Thanh_chem

(10/27/2010 12:23:00 PM)

thanhhuy_hnuek56e@yahoo.com.vn

Không có cung sao có cầu, không có cầu sao lại có cung được! Để chấm dứt lệ "thư tay" thì phải có sự ủng hộ từ chính mỗi thầy cô, mỗi bạn sinh viên và cả xã hội! Còn chỉ có một vài người thì mình tin rằng chúng ta không làm được điều đó! Từng là 1 sinh viên nhưng mình chưa bao giờ đi thầy cả và trường mình hiện tượng đó rất hiếm! Xã hội đang phát triển đi lên, mình tin rằng mỗi con người trong chúng ta đều có lòng tự tôn của mình! Không vì 1 chút sĩ diện hão mà đánh mất đi phẩm chất của người thầy cũng như nhân cách của chúng ta! Dù biết lý thuyết mãi là lý thuyết, nhưng có lý thuyết mới tiến tới thực hành được! Hãy chung tay vì một Việt Nam giàu mạnh!

hai dang

(10/27/2010 12:21:00 PM)

haidang@yahoo.com

cách đây 13 năm tôi được may mắn hơn bạn là học trong một trường ĐH không có tình trạng lót tay như ban nói ở trên, những tình trạng đó không chỉ trong môi trường giáo dục ĐH đâu ban ạ. khi bạn học xong bạn đi xin việc thì bạn sẽ hiểu và sau này bạn đi làm việc thì bạn sẽ thấy điều đó như là một liều thuốc bôi trơn trong tất cả các công việc. hầu như để có một chỗ đứng trong cơ quan thì người ta không xet đến năng lực mà phải dùng cân để cân xem phong bi nào nặng, nhẹ.

Hallo

(10/27/2010 12:21:00 PM)

hallo@gmail.com

Trải qua 4 năm sinh viên, mình nghe và chứng kiến không ít các trường hợp sv làm Khóa Luận phải tốn rất rất nhiều chi phí "đen". Việc xin và giành học bổng du học cũng phải tốn chi phí "đen"... Nhưng, có 1 điều làm mình tự hào, đó là sự tận tình của các thầy cô giáo dạy khoa mình (1 khoa thuộc ĐHNN-ĐHQGHN). Có lẽ đó cũng là do truyền thống của khoa. Hoàn toàn không có việc sv xì tiền ra để lấy điểm cao, để giành được những ưu thế trong thi cử... Việc hỗ trợ của các thầy cô giáo để sv đạt được những kết quả tốt nhất hoàn toàn xuất phát từ cái tâm của thầy cô. Điều kiện duy nhất mà thầy cô giáo yêu cầu ở sv là sự nghiêm túc trong học tập. Giống như bạn Thiên Huơng, vì lẽ đó mà mình yêu quý các thầy cô giáo của mình hơn...

PhucKK

(10/27/2010 12:19:00 PM)

maihuyphuc@gmail.com

Cho đến bây giờ tôi vẫn rất tự hào khi nói về các thầy giáo đai học của tôi. Tiếng thầy với đầy đủ ý nghĩa của nó. Trái lại, em út tôi đang học trong trường đại học thuộc khối kinh tế thì chuyện đi thầy là bình thường, không đi mới là chuyện lạ. Ngoài đi chung với lớp thì chuyện đi riêng cũng rất phổ biến. Tuy nhiên, vì gia đình tôi rất khó khăn, môi tháng chi cho em được không quá 1triệu đồng cho tất cả việc trang trải nên hầu như không có tiền đóng để đi thầy trừ khi cả lớp tập trung đi. Mỗi lần như thế em tôi lại ăn cơm không mất mấy ngày để dành tiền. Tôi thấy thực sự bức xúc. Không hiểu các thầy, cô giáo đó có bao giờ nghĩ rằng mình đang cầm những đồng tiền mà học trò của mình phải nhịn ăn để đi thầy không? Các thầy cô đó có nghĩ rằng học trò của họ cũng rất muốn tự hào khi kể về trường, về lớp, về người thầy của minh và rất gọi tiếng thầy với đúng nghĩa của nó không?

nguyentuyen

(10/27/2010 12:17:00 PM)

ngtkt@yahoo.com

Vấn đề là ở chỗ chúng ta đã để những người không có đủ năng lực học tập lại được ngồi trên ghế giảng đường . Tình trạng "đi thầy " này theo tôi nghĩ chỉ xảy ra ở những lớp chuyên tu, tại chức, liên thông hoặc những trường đại học có đầu vào quá kém.

Hoang

(10/27/2010 12:13:00 PM)

hoangthan@yahoo.com

Tôi cũng từng gặp trường hợp như vậy rồi. Rất bức xúc nhưng không thể làm gì được. Muốn xóa bỏ phải có sự hành động tích cực của những người đầu ngành.

Lâm

(10/27/2010 12:11:00 PM)

ngoclam83@gmail.com

Cũng tùy từng giáo viên. Tôi cũng đã học và cũng thế, rất nhiều giáo viên ăn tiền dùng tiền để chấm điểm. Nếu không đi dù có làm đc bài tốt điểm vẫn thấp. Tuy nhiên cũng có 1 vài giáo viên không nhận tiền, nếu ai đi sẽ bị điểm thấp. Đánh giá nền giáo dục không nên dựa vào điểm. Cái quan trọng là học thức và những điều học được trên lớp.

khucbitrang

(10/27/2010 12:10:00 PM)

khucbitrang5@yahoo.com

Các thầy ơi! Các thầy có biết trò bây giờ gọi số tiền trong phong bì đó là gì không. Tôi cũng là một nhà giáo, nghe được tôi thấy cay đắng quá. Tiền VÀNG MÃ.

Dat

(10/27/2010 12:09:00 PM)

boynguzai_hp@yahoo.com

em cũng là một sinh viên năm thứ nhất, vừa bước chân qua cánh cổng trường Đại Học với bao hoài bão, ước mơ. Mặc dù lớp trưởng lớp em chưa có khái niệm đi thầy nhưng chắc nó sẽ sớm thành hiện thực với thực trạng học hiện nay của lớp. Em không ngờ trên đại học lại có kiểu học nhàn nhã như các bạn đang học, trong tưởng tượng của em đó là môi trường cạnh tranh bằng thực lực khốc liệt đến nghẹt thở chứ không phải thế này. Hj,, em luôn muốn sự minh bạch nhưng không đủ can đảm để đứng lên chống lại nó, nhưng qua bài viết trên em đã có thêm nghị lực để thực hiện những j là đúng.

micoem

(10/27/2010 11:02:00 AM)

phuong191189@yahoo.com.vn

Bạn thật dũng cảm, em gái mình cũng có những bức xúc như bạn khi cứ phải đóng góp "đi thầy" nhưng lại không chống lại được cái tâm lý đám đông. Nhưng tệ nạn này mình thấy ít gặp từ khi đi học đại học đến giờ, có thể là trường mình học theo "tín chỉ", nếu có thì có lẽ chỉ là các cá nhân. Mình thật sự không hiểu tại sao các thầy lại có thể cầm của sinh viên 200k hay 500k gọi là tiền công ngồi "vẽ" điểm...

dan phong

(10/27/2010 10:43:00 AM)

truongdanphong1989@gmail.com

... Tôi là sinh viên của một trường đại học, thực sự rất buồn vì hệ thống giáo dục bây giờ. Năm đầu tiên tôi mới bước vào ngưỡng cửa đại học, phấn khởi và rất siêng học tập. Nhưng tới cuối kỳ thì sao? vì không "đi tiền" thầy cô nên kết quả còn kém hơn những sinh viên "cả tháng mới đến thăm lớp một lần", đã làm cho tôi thật chán nản. Đây cũng chính là nỗi bất bình của rất nhiều sinh viên. Chính những giảng viên nhận tiền như vậy làm cho sinh viên bây giờ có tính ỷ lại, không còn mục tiêu phấn đấu trong học tập. Không biết những giảng viên đó nghĩ gì khi mà sinh viên "đi tiền" xong, bước chân ra khỏi nhà giảng viên sẽ nói sao và suy nghĩ thế nào về thầy. Mà hầu như nhiều giảng viên này lại là những người không phải là có năng lực trong giảng dạy. Tuy nhiên vẫn còn đó những tấm gương người thầy khiến tôi luôn học hỏi và tôn trọng.

Thiên Hương

(10/27/2010 10:21:00 AM)

thienhuongvl@yahoo.com

Tôi may mắn học trong một môi trường it vấn đề "đi thầy" hơn. Đó là điều tôi tự hào nhất khi rời khỏi trường, chứ không phải kiến thức mình nhận được hay một cơ hội kiếm việc dễ dàng. Nhưng từ khi học lên cao học, cũng tại trường đó, cũng những thầy cô đó, thì tôi thấy thất vọng. Không phải vì thầy dạy mình, mà là vì những người là thầy cô trường khác sang học cùng lớp cao học với tôi. Lúc nào họ cũng sặc mùi tiền. Chính những người như thế đã "làm xấu" các thầy. Tôi, một đứa em út trong lớp, đã rất nhiều lần đứng lên phản đối gay gắt các kế hoạch "đi tiền" mà các đàn chị, đàn anh đề xuất. Tôi cứ cảm thấy như chính người học đã góp phần làm mất đi phần nào nhân cách của người thầy, và tôi luôn đứng ngoài cuộc những việc làm như vậy. Dù điểm thấp hơn nhưng tôi luôn thấy lòng nhẹ nhàng và tự hào khi không làm mất đi chính mình.

Đọc giả

(10/27/2010 10:02:00 AM)

viet_mphat@yahoo.com

Vấn đề tham nhũng nơi trường học, tôi nghĩ nếu giả sử có vấn đề xảy ra ở đây là thầy không nhận thì trò có ép buộc được thầy không nhỉ??...

quy

(10/27/2010 9:58:00 AM)

humg.quy@gmail.com

Nếu cứ tình trạng "đi thầy" như thế này sẽ dẫn đến hiện tượng sinh viên lười học, không chịu suy nghĩ. Dẫn đến chất lượng giáo dục sút kém là đương nhiên, mất công bằng. Mà đâu phải ai cũng có tiền để "đi thầy"? Nhà bạn nào có điều kiện thì chẳng sao, còn nhà bạn nào khó khăn thì... mệt lắm. Không phải là tất cả giáo viên đều nhận tiền, nhưng tóm lại là tệ nạn này chỉ làm cho KHKT chậm phát triển vì giáo dục sẽ thụt lùi so với thế giới. Mong ngành giáo dục nhìn thẳng, làm thẳng, làm ngay xóa bỏ vấn nạn này...

Dark Wizard

(10/27/2010 9:48:00 AM)

muasaobang_mttb@yahoo.com

Tôi là 1 sinh viên 1 trường đại học ở Hà Nội, nơi mà phong trào "đi thầy" trở nên khá phổ biến nên tôi hiểu tâm trạng của bạn. Nếu bạn chấp nhận theo những sinh viên kia thì có lẽ cuộc sống sẽ dễ thở hơn. Còn không thì cuộc sống sẽ khó khăn hơn rất nhiều đấy. Sau này đi làm cũng thế thôi... Tôi không khuyên bạn theo ''phe'' nào cả, nhưng hãy có sự lựa chọn đúng đắn. Hãy sống để sao cho sau này không phải hối hận.

 

Tùng Linh