Vai trò quyết định của Người Thầy

(Dân trí) - Là một giảng viên kinh tế tại một đại học lớn ở Hà Nội, tôi cũng được biết khá nhiều chuyện bi hài về "đi thầy, đi cô" trong các hệ đào tạo của nhiều trường đại học ở VN hiện nay.

          

Nhìn nhận vấn đề này như thế nào trong cái vòng luẩn quẩn giữa thày, trò, và môi trường luôn có sự tương tác, luân chuyển khép kín? Phải đột phá từ đâu là do mỗi người tùy điểm đứng của mình- là giảng viên, là sinh viên và cả người thân của họ hay là cán bộ quản lý như bạn Bích Hạnh ở phòng đào tạo của một trường đại học chẳng hạn.

Về phía giảng viên, chúng tôi luôn tự hào là những năm gần đây trường của mình vẫn được coi là một sân chơi "sạch" cho sinh viên, nhất là sinh viên hệ chính quy, dài hạn (đương nhiên, sẽ là không kinh tế hay thậm chí là phi lý nếu muốn giảm ô nhiễm về bằng zero hay: làm nát một giàn hành để bắt cho được con sâu cuối cùng). Nếu không tin, bạn có thể đến phòng thi trường tôi sau buổi thi học kỳ, không có phao thi nào ném lại trong phòng (tôi thường lấy đây làm thước đo môi trường làm việc khi nhận làm giảng viên thỉnh giảng cho một lớp hay một trường nào đó).


Về phần mình, để góp vào công sức chung với nhà trường, trong tư cách một giảng viên, tôi thường lấy tấm gương của các thày, cô ở chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright VN, nơi tôi được học cách đây vài năm. Tại FETP VN, sau mỗi buổi thi giữa kỳ hoặc cuối kỳ (bữa tiệc của SV đãi các thày, cô), các thày cô dạy môn học đó thường chiêu đãi lại cả lớp một bữa tiệc tại khuôn viên trung tâm hay tại nhà hàng gần đó để "tri ân" lại SV của mình. Bây giờ, mi khi thi cuối kỳ môn học của mình dạy, tôi cũng tuyên bố với cả lớp là sẽ có 3 giải: vàng

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn

, bạc và đồng (khoảng 150000, 100000, và 50000 cùng 3 cây bút bi thật đẹp) cho 3 người điểm cao nhất. Chỉ với một tín hiệu đó từ phía thày cô, sẽ không có SV nào nghĩ đến việc chủ động "đi thày, đi cô" nữa đâu!

Còn khi hướng dẫn SV làm khóa luận hay luận văn thì hãy hẹn các em đến Văn phòng khoa, vừa đỡ cho SV phải lo việc "đến nhà thày, cô với tay không"  vừa giúp các em tập trung vào vấn đề chuyên môn, học thuật. Bởi trong một môi trường đào tạo thông thường, rất nhiều SV khi bị giảng viên phê phán bài viết thì thay vì chuyên tâm hơn vào việc sửa bài, họ lại lo đến việc đem quà biếu đến nhà thày, cô!

Mặt khác, khi giảng dạy trên lớp, các thày cô trong trường tôi luôn nói với cả lớp rằng giờ học, môn học của mình là cơ hội cho SV tiếp cận kiến thức mới, hiện đại nhưng chỉ với mức học phí rất thấp so với SV nước ngoài, khiến cho những SV của mình đều muốn tận dụng cơ hội này trong nhà trường để trau dồi kiến thức một cách kinh tế nhất. Đương nhiên, khi SV chăm học hơn, thì sự vất vả của thày, cô sẽ nhân bội lên và với gia tốc ngày càng tăng. Nhưng đó cũng là niềm vui chân chính, là thành quả đáng mong đợi của những thày, cô có lương tâm nghề nghiệp. Nhiều giảng viên trẻ ở trường tôi, phần đông họ mới được đào tạo từ nước ngoài về hiện nay đều là những tấm gương trong việc rèn rũa, huấn luyện SV từ những tín hiệu nho nhỏ như vậy.

Phải chăng, câu nói của người xưa là đúng (ít nhất là từ điểm xuất phát để nhìn nhận và giải quyết vấn đề “đi thày, đi cô” hiện nay): " Lớp học không nghiêm, lỗi trước hết ở người thày"?

 

                                                            Tạ Đức Khánh

 

LTS Dân trí - Bài viết ngắn trên đây của một thầy giáo đại học có cách nhìn nhận vấn đề khá rõ ràng, sáng sủa, thể hiện cái tâm trong sáng của Người Thầy, cũng vì vậy có sức thuyết phục cao.

Nhằm khắc phục tệ nạn “đi thầy” trong môi trường đại học, các biện pháp được nêu lên trong bài viết thật thiết thực và trong “tầm tay” của các thầy cô, chỉ cần biết lắng nghe cõi lòng của sinh viên, biết họ đang băn khoăn lo lắng điều gì và bằng cách ứng xử độ lượng, minh bạch giúp cho sinh viên yên tâm nỗ lực học tập để nhận được số điểm xứng dáng với sự cố gắng phấn đấu và năng lực có thật của mình. Đấy là điều thật đáng tự hào đối với cả Thầy lẫn trò.