Chia sẻ “bí quyết” dạy trẻ học lớp 1
Cha mẹ là người hơn ai hết, phải quan tâm trước hết đến con mình, nhất là khi mới cho con vào lớp 1, phải dành thời gian giúp đỡ chăm chút cho con, chứ không nên trông chờ mọi sự vào cô giáo, vì cô là “người mẹ” của trên dưới 50 đứa con cơ mà…
Bạn đọc: Hoa Sữa
Tôi cũng rất thông cảm và hiểu nỗi lòng của các bậc cha mẹ đang có con học lớp 1 vì tôi cũng có con nhỏ đang học lớp 1.
Các con đang ở tuổi ăn tuổi chơi, ở mẫu giáo chưa phải học với thời khóa biểu, chưa phải soạn sách, chưa phải chuẩn bị bài cho ngày mai; học lớp 1 các con có nhiều điều buộc phải thay đổi, phải thích nghi dần trong sinh hoạt và học tập để lớn lên.
Con tôi cũng rơi vào tình trạng căng thẳng, nhìn cháu mắt thâm quầng, tôi cũng thấy thương cháu nhưng tôi nhận thấy việc học không quá khả năng của cháu, cháu căng thẳng, mệt mỏi vì cháu chưa quen với nếp sinh hoạt và học tập ở lớp 1. Cũng có trường hợp do cô giáo dạy nhanh, lại quá nghiêm khắc, hay đe nẹt học sinh, làm các cháu sợ như một số bài viết đã phản ảnh.
Để làm giảm bớt tình trạng căng thẳng, khi về nhà, tôi tìm cách dạy cháu học theo phương pháp “vừa học vừa chơi”. Tôi đã đọc toàn bộ chương trình lớp 1, đối với toán, kiến thức chủ yếu các cháu học cộng trừ trong phạm vi 10, tôi đã soạn bảng cộng trừ trong phạm vi 10 và in ra làm nhiều tờ, tôi dán bảng cộng trừ 10 ở tất cả các nơi trong nhà, tủ lạnh, tủ quần áo của cháu, chỗ cháu học đàn, tất cả những nơi mà cháu hay có mặt và khi nấu cơm chiều hay làm bất kể việc gì ở chỗ nào tôi và cháu cũng có thể chơi đố toán, tôi ra đề, cháu tìm đáp số bằng cách tra vào bảng cộng trừ, đến bây giờ cháu đã thuộc được đến bảng 7 rồi.
Đối với tự nhiên xã hội hay môn đạo đức cũng thế, tôi thực hiện dạy cháu bằng công việc hằng ngày, ví dụ như khi đánh răng rửa mặt, khi khách đến nhà, khi cháu chơi với các bạn ở hàng xóm vì những bài học đầu tiên của những môn này đều là giúp các cháu nhận thức về việc làm vệ sinh cá nhân và dạy các cháu khái niện giao tiếp, nhận biết với người xung quanh, bây giờ cháu bước sang tuần thứ 3 trong năm học nhưng hầu như tôi đã truyền tải được toàn bộ kiến thức của những môn đó đến với cháu mà không hề phải bắt cháu ngồi vào bàn học, thậm chí còn không cần phải dùng đến sách giáo khoa.
Đối với môn tập đọc và tập viết là tương đối mất nhiều thời gian, buổi tối tôi dành một giờ đồng hồ để giúp cháu tập viết và tập đọc sau đó tôi đọc thời khóa biểu và hướng dẫn bằng lời nói để cháu tự soạn sách, thay bút chì, giặt khăn lau bảng, lấy phấn vào hộp. Sau 3 tuần, cháu đã có thể tự ngồi vào bàn để viết 1 trang (số lượng trang viết và lần đọc tôi quy định), tự đọc bài tập đọc 10 lần, tự soạn sách và treo vào nơi quy định để sáng mai mang đi học.
Giờ quy định đi ngủ của cháu tôi cũng quy định là 21 giờ, ngồi trên giường tôi đọc truyện cho cháu nghe khoảng 15 phút rồi hướng dẫn cháu đọc khoảng 15 phút để cháu tự đọc, 21g30 cháu đi ngủ.
Tôi nghĩ với thời gian ngủ như thế cháu sẽ được ngủ đủ giấc, giúp cháu được nghỉ ngơi nhiều hơn cháu sẽ đỡ căng thẳng.
Tôi hy vọng với cách làm đó, ít nhiều sẽ giúp phụ huynh có con đang học lớp 1 sẽ tìm được cho mình phương pháp giúp con bớt căng thẳng trong năm đầu đi học.
Bạn đọc: Phạm Mùi
Tôi là một người mẹ có con gái học lớp 1 được 3 tuần. Tuần thứ nhất cô giáo gọi điện cho tôi thông báo rằng cháu viết chữ rất xấu (chữ viết ở nhà xấu hơn ở lớp). Lý do chính là trong thời gian đó tôi đã quá mải mê với công việc của mình nên không kèm cặp cháu. Tuần thứ hai cô giáo cho mời tôi lên để thông báo tình hình của cháu. Cháu đã viết đẹp hơn nhưng vẫn còn viết chậm. Cô hướng dẫn cho tôi phải qui định thời gian cho cháu viết.
Bây giờ ngày nào tôi cũng dành thời gian để kèm cặp con học và nói chuyện với cháu. Cháu kể rất nhiều lần cô giáo đã động viên khen ngợi cháu. Đôi lúc cháu viết bài cũng không được đẹp, tôi doạ cháu là cô sẽ mắng nhưng cháu bảo cô không mắng con đâu, cô chỉ bảo con cần phải chú ý để viết đẹp và đúng. Cũng xin nói thêm là cô có tổ chức học thêm một tuần 2 buổi ở nhà cô nhưng tôi cũng không cho con tôi theo học và tôi cũng gọi điện nói chuyện với cô về hoàn cảnh nhà tôi không có ai đưa đón cháu vào giờ đó. Cô hoàn toàn thông cảm và con tôi cũng vẫn được cô rất quan tâm dù lớp cháu có đến 51 cháu.
Cuối tuần thứ hai tôi đi họp phụ huynh cho cháu. Thấy cô giáo nêu lên điểm tốt và không tốt của từng cháu, tôi thấy cô đã thực sự quan tâm đến các cháu mới có thể biết được ưu và nhược điểm của từng cháu nhanh đến vậy. Cô cũng bày tỏ lo lắng rằng lớp rất đông nên rất cần sự hợp tác tích cực từ gia đình để các cháu đạt kết quả tốt cuối năm. Tôi thấy hoàn toàn đúng vì lớp đông như vậy thì cô chỉ hướng dẫn học là chính. Còn đối với mỗi con, cô cũng chỉ có vài phút để quan tâm thôi nên kèm cặp con từ gia đình là điều vô cùng cần thiết và cũng là để giảm áp lực cho cô. Xin nói thêm rằng ở trường con tôi học, các cháu hoàn toàn học theo sách giáo khoa, đến tuần thứ 3 này các cháu cũng chỉ học đến vần v, ve ve ve, hè về...
Qua đây tôi cũng thật sự mong muốn có nhiều cô giáo như cô giáo ở lớp con tôi đang học và thật sự mà nói thì gia đình tôi rất biết ơn cô giáo nên chắc chắn gia đình sẽ dành một món quà để cảm ơn cô. Tôi nghĩ đó cũng là đạo lý truyền thống của dân tộc.
Vì đọc báo thấy nhiều trường hợp phụ huynh phàn nàn nên tôi cũng thấy rất lo trước con vào lớp 1, vậy nhưng không nghờ mọi chuyện lại nhẹ nhàng đến thế.
Riêng về người cha có con học lớp một tâm sự trong bài “Nỗi lòng của người cha…”. Tôi nghĩ đây là một trường hợp cá biệt. Cô giáo có vẻ không ổn lắm và chính người cha này cũng chưa quan tâm đến con đúng mức. Từ một đứa trẻ hiếu động trở nên lầm lì và hay sợ hãi. Tôi thiết nghĩ anh nên bắt đầu việc tìm hiểu nguyên nhân và giúp con mình trước. Cũng có thể cháu quá hiếu động nên cô giáo có ác cảm.
LTS Dân trí - Những ý kiến đóng góp trên của chính những phụ huynh học sinh đang có con học lớp 1 cho nên có ý nghĩa rất thiết thực đối với những trường hợp tương tự. Đúng là mọi việc học hành của con cũng như trạng thái tinh thần của con không thể trông cậy mọi sự vào cô giáo - Một “Người mẹ” của những bốn, năm chục học sinh, trong khi chúng ta chỉ có một hai đứa con mà không làm tròn bổn phận trông nom, kèm cặp cho con đỡ phải căng thẳng khi mới làm quen với việc học hành của những ngày đầu cắp sách đến trường.
Điều đáng lưu ý ở đây là muốn hỗ trợ cho con đỡ căng thẳng trong học tập thì phải nắm vững phương pháp dạy trẻ, tạo ra tâm lý thoải mái và hào hứng trong học tập “Học mà vui; Vui mà học”. Kinh nghiệm của bạn Hoa Sữa trong bài viết đáng để cho các bậc phụ huynh tham khảo, tuy tốn công phu nhưng chắc hẳn sẽ đem lại kết quả mong muốn.
Để làm giảm bớt tình trạng căng thẳng, khi về nhà, tôi tìm cách dạy cháu học theo phương pháp “vừa học vừa chơi”. Tôi đã đọc toàn bộ chương trình lớp 1, đối với toán, kiến thức chủ yếu các cháu học cộng trừ trong phạm vi 10, tôi đã soạn bảng cộng trừ trong phạm vi 10 và in ra làm nhiều tờ, tôi dán bảng cộng trừ 10 ở tất cả các nơi trong nhà, tủ lạnh, tủ quần áo của cháu, chỗ cháu học đàn, tất cả những nơi mà cháu hay có mặt và khi nấu cơm chiều hay làm bất kể việc gì ở chỗ nào tôi và cháu cũng có thể chơi đố toán, tôi ra đề, cháu tìm đáp số bằng cách tra vào bảng cộng trừ, đến bây giờ cháu đã thuộc được đến bảng 7 rồi.
Đối với tự nhiên xã hội hay môn đạo đức cũng thế, tôi thực hiện dạy cháu bằng công việc hằng ngày, ví dụ như khi đánh răng rửa mặt, khi khách đến nhà, khi cháu chơi với các bạn ở hàng xóm vì những bài học đầu tiên của những môn này đều là giúp các cháu nhận thức về việc làm vệ sinh cá nhân và dạy các cháu khái niện giao tiếp, nhận biết với người xung quanh, bây giờ cháu bước sang tuần thứ 3 trong năm học nhưng hầu như tôi đã truyền tải được toàn bộ kiến thức của những môn đó đến với cháu mà không hề phải bắt cháu ngồi vào bàn học, thậm chí còn không cần phải dùng đến sách giáo khoa.
Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn |
Giờ quy định đi ngủ của cháu tôi cũng quy định là 21 giờ, ngồi trên giường tôi đọc truyện cho cháu nghe khoảng 15 phút rồi hướng dẫn cháu đọc khoảng 15 phút để cháu tự đọc, 21g30 cháu đi ngủ.
Tôi nghĩ với thời gian ngủ như thế cháu sẽ được ngủ đủ giấc, giúp cháu được nghỉ ngơi nhiều hơn cháu sẽ đỡ căng thẳng.
Tôi hy vọng với cách làm đó, ít nhiều sẽ giúp phụ huynh có con đang học lớp 1 sẽ tìm được cho mình phương pháp giúp con bớt căng thẳng trong năm đầu đi học.
Bạn đọc: Phạm Mùi
Tôi là một người mẹ có con gái học lớp 1 được 3 tuần. Tuần thứ nhất cô giáo gọi điện cho tôi thông báo rằng cháu viết chữ rất xấu (chữ viết ở nhà xấu hơn ở lớp). Lý do chính là trong thời gian đó tôi đã quá mải mê với công việc của mình nên không kèm cặp cháu. Tuần thứ hai cô giáo cho mời tôi lên để thông báo tình hình của cháu. Cháu đã viết đẹp hơn nhưng vẫn còn viết chậm. Cô hướng dẫn cho tôi phải qui định thời gian cho cháu viết.
Bây giờ ngày nào tôi cũng dành thời gian để kèm cặp con học và nói chuyện với cháu. Cháu kể rất nhiều lần cô giáo đã động viên khen ngợi cháu. Đôi lúc cháu viết bài cũng không được đẹp, tôi doạ cháu là cô sẽ mắng nhưng cháu bảo cô không mắng con đâu, cô chỉ bảo con cần phải chú ý để viết đẹp và đúng. Cũng xin nói thêm là cô có tổ chức học thêm một tuần 2 buổi ở nhà cô nhưng tôi cũng không cho con tôi theo học và tôi cũng gọi điện nói chuyện với cô về hoàn cảnh nhà tôi không có ai đưa đón cháu vào giờ đó. Cô hoàn toàn thông cảm và con tôi cũng vẫn được cô rất quan tâm dù lớp cháu có đến 51 cháu.
Cuối tuần thứ hai tôi đi họp phụ huynh cho cháu. Thấy cô giáo nêu lên điểm tốt và không tốt của từng cháu, tôi thấy cô đã thực sự quan tâm đến các cháu mới có thể biết được ưu và nhược điểm của từng cháu nhanh đến vậy. Cô cũng bày tỏ lo lắng rằng lớp rất đông nên rất cần sự hợp tác tích cực từ gia đình để các cháu đạt kết quả tốt cuối năm. Tôi thấy hoàn toàn đúng vì lớp đông như vậy thì cô chỉ hướng dẫn học là chính. Còn đối với mỗi con, cô cũng chỉ có vài phút để quan tâm thôi nên kèm cặp con từ gia đình là điều vô cùng cần thiết và cũng là để giảm áp lực cho cô. Xin nói thêm rằng ở trường con tôi học, các cháu hoàn toàn học theo sách giáo khoa, đến tuần thứ 3 này các cháu cũng chỉ học đến vần v, ve ve ve, hè về...
Qua đây tôi cũng thật sự mong muốn có nhiều cô giáo như cô giáo ở lớp con tôi đang học và thật sự mà nói thì gia đình tôi rất biết ơn cô giáo nên chắc chắn gia đình sẽ dành một món quà để cảm ơn cô. Tôi nghĩ đó cũng là đạo lý truyền thống của dân tộc.
Vì đọc báo thấy nhiều trường hợp phụ huynh phàn nàn nên tôi cũng thấy rất lo trước con vào lớp 1, vậy nhưng không nghờ mọi chuyện lại nhẹ nhàng đến thế.
Riêng về người cha có con học lớp một tâm sự trong bài “Nỗi lòng của người cha…”. Tôi nghĩ đây là một trường hợp cá biệt. Cô giáo có vẻ không ổn lắm và chính người cha này cũng chưa quan tâm đến con đúng mức. Từ một đứa trẻ hiếu động trở nên lầm lì và hay sợ hãi. Tôi thiết nghĩ anh nên bắt đầu việc tìm hiểu nguyên nhân và giúp con mình trước. Cũng có thể cháu quá hiếu động nên cô giáo có ác cảm.
LTS Dân trí - Những ý kiến đóng góp trên của chính những phụ huynh học sinh đang có con học lớp 1 cho nên có ý nghĩa rất thiết thực đối với những trường hợp tương tự. Đúng là mọi việc học hành của con cũng như trạng thái tinh thần của con không thể trông cậy mọi sự vào cô giáo - Một “Người mẹ” của những bốn, năm chục học sinh, trong khi chúng ta chỉ có một hai đứa con mà không làm tròn bổn phận trông nom, kèm cặp cho con đỡ phải căng thẳng khi mới làm quen với việc học hành của những ngày đầu cắp sách đến trường.
Điều đáng lưu ý ở đây là muốn hỗ trợ cho con đỡ căng thẳng trong học tập thì phải nắm vững phương pháp dạy trẻ, tạo ra tâm lý thoải mái và hào hứng trong học tập “Học mà vui; Vui mà học”. Kinh nghiệm của bạn Hoa Sữa trong bài viết đáng để cho các bậc phụ huynh tham khảo, tuy tốn công phu nhưng chắc hẳn sẽ đem lại kết quả mong muốn.