Sống lại thời khắc người Sài Gòn khởi nghĩa giành chính quyền

(Dân trí) - Đến Bảo tàng TPHCM, xem lại hình ảnh tái hiện những ngày Cách Mạng Tháng Tám mới thấy quyết tâm giành độc lập của nhân dân Sài Gòn. Chỉ với tầm vông và giáo mác, hàng triệu quần chúng vẫn quyết làm cách mạng, đối chọi với súng đạn kẻ thù để giành độc lập, tự do.

 

Tái hiện Cách mạng tháng 8 của nhân dân Sài Gòn - TPHCMTổng quan những ngày tháng Cách Mạng Tháng Tám của nhân dân Sài Gòn – TPHCM (thực hiện: Phạm Nguyễn)

 

 

Quang cảnh
Quang cảnh khu vực tái hiện Cách Mạng Tháng Tám của nhân dân Sài Gòn

Tại Bảo tàng TPHCM giới thiệu đầy đủ các thông tin của phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Sài Gòn – TPHCM trong giai đoạn tiền Cách Mạng Tháng Tám. Ngoài ra, bảo tàng cũng giới thiệu đầy đủ tình thế cách mạng cũng như các thông tin liên quan đến Cách Mạng Tháng Tám trong cả nước.

 

hieutrieu
 Lời hiệu triệu của đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi đồng bào ngày 6/6/1941

 

bích chương
 Bích chương của Mặt trận Việt Minh kêu gọi đoàn kết, gia nhập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh đánh đuổi Nhật – Pháp

 

chương trình Việt Minh
Chương trình của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh

Phong trào đấu tranh của thanh niên thành phố được nêu chi tiết vì đây là lực lượng nòng cốt của cách mạng tại Sài Gòn. Đặc biệt là lực lượng Thanh niên Tiền phong do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm thủ lĩnh, đây là lực lượng vũ trang chủ yếu thực hiện Cách Mạng Tháng Tám tại Sài Gòn – Gia Định.

Đoàn viên Thanh niên Tiền phong thường đội nón bàng (hoặc nón bê rê, nón ca – lô), mặc quần soọc màu, sơ mi tay ngắn, đeo dây thừng và một con dao găm bọc da ở thắt lưng, về sau thêm một cây gậy tầm vông.

 

Thanh Niên
 Tuần báo Thanh niên phát hành tại Sài Gòn năm 1943

 

tai-hien-cmt8-hinh-9-0b08d
Hình ảnh của Thanh niên Tiền phong và quần chúng Sài Gòn

 

tai-hien-cmt8-hinh-10-e0813
Công nhân và phụ nữ trong ngày khởi nghĩa

70 năm đã trôi qua, những hiện vật liên quan đến những ngày Cách Mạng Tháng Tám 1945 hầu như không còn. Tại Bảo tàng TPHCM cũng chỉ còn lưu giữ được vài kỷ vật hiếm hoi còn sót lại.

 

tai-hien-cmt8-hinh-11-3a82a
Gươm và lưỡi lê của quân Nhật bị quân dân ta đoạt lấy làm vũ khí khởi nghĩa

 

tai-hien-cmt8-hinh-12-6478f
Tù và của ông Lê Văn Nheo ở xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi sử dụng để tập hợp nhân dân trong các cuộc biểu tình giai đoạn 1937 – 1948)

 

ken-3d309
 Chiếc kèn đồng mà nhân dân xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc tịch thu của giặc Pháp trong đợt biểu tình năm 1930, ông Nguyễn Văn Bảo (ấp Phú Lạc, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh) dùng làm kèn tập hợp đội Thanh niên Tiền phong năm 1945

 

dsc-8630-e0ca4
Báo Ánh sáng số đặc biệt kỷ niệm Cách Mạng Tháng Tám thành công xuất bản ở Sài Gòn ngày 18/8/2947

Ngày 25/8, ngày khởi nghĩa thành công tại Sài Gòn, cờ đỏ sao vàng tràn ngập đường phố, phấp phới hiên ngang trước các công sở. “Việt Nam hoàn toàn độc lập”, “Tất cả chính quyền về tay Việt minh”, “Mặt trận Việt minh muôn năm”, “Độc lập hay là chết”… là những khẩu hiệu giương cao hòa với tiếng bước chân rầm rập của cả triệu người dân Sài Gòn và các tỉnh lân cận tham gia mít tinh, tuần hành.

 

Nhà BS Phạm Ngọc Thạch
Hình ảnh phòng mạch của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch trên đường Chasseloup Laubat (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai). Sáng 18/8, trước căn nhà này, cờ đỏ búa liềm lần đầu tiên được treo lên một cách công khai giữa Sài Gòn, thủ phủ của toàn vùng Đông Dương.

 

tai-hien-cmt8-hinh-16-2fe31
 Ngày 19/8/1945, Ủy ban Mặt trận Việt Minh và Xứ ủy Tiền Phong liên tiếp tổ chức 2 cuộc mittinh ra công khai hoạt động tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo, chính thức tuyên bố hoạt động công khai.

Sáng 2/9, hơn một triệu người từ các tỉnh thành và người dân Sài Gòn đã tập trung mít tinh, chứng kiến thời khắc lịch sử của đất nước, nghe tiếp âm Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Tại ngày lễ Độc lập này, Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu thay mặt Ủy Ban Hành chính lâm thời Nam Bộ đứng lên diễn thuyết, khẳng định thành công của Cách Mạng Tháng Tám, kêu gọi nhân dân siết chặt hàng ngũ xung quanh Chính phủ Hồ Chí Minh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập tự do.

 

tai-hien-cmt8-hinh-17b-07113

 

tai-hien-cmt8-hinh-17a-198e5
Hình ảnh tái hiện lại quang cảnh ngày lễ Độc lập (2/9/1945) tại Sài Gòn.

 

tai-hien-cmt8-hinh-18-c1305
 Bí thư Xứ ủy Nguyễn Văn Giàu thay mặt Ủy Ban Hành chính lâm thời Nam Bộ kêu gọi nhân dân Nam Bộ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập tự do.

Tùng Nguyên – Phạm Nguyễn