1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

“Mặt cầu Thăng Long hỏng, ngành giao thông cũng không vui gì”

(Dân trí) - Sự cố mặt cầu Thăng Long nứt khi vừa sửa chữa hết gần 100 tỷ đồng đã gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tân Bộ trưởng GTVT nhìn nhận đây là công trình đang thử nghiệm vật liệu mới nên nếu hỏng thì mong người dân… thông cảm.

Những ý kiến trao đổi này được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng (GTVT) đưa ra trong buổi họp báo quý III hôm 5/10.

Lâu nay, tình trạng mặt cầu Thăng Long bị nứt, hỏng; sửa rồi lại hỏng, hỏng rồi lại vá, tái diễn tháng này qua năm khác. Hiện tại theo ghi nhận của PV Dân trí, trên cầu Thăng Long lại tiếp tục xuất hiện những vết nứt, mặt cầu lồi lõm.
 
“Mặt cầu Thăng Long hỏng, ngành giao thông cũng không vui gì” - 1

Mặt cầu Thăng Long ở thời điểm vừa sửa xong đã hỏng (tháng 3/2010)

Về vấn đề này, Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa nhận: “Đúng là mặt cầu Thăng Long đã phải sửa chữa nhiều lần, hiện tại cũng xuất hiện thêm những vết nứt và bị lồi lõm”.

Lý giải về sự cố nứt mặt cầu, ông Doãn Minh Tâm - Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, đơn vị được Bộ GTVT giao nhiệm vụ lập dự án, chọn vật liệu, giám sát thi công và tìm hiểu nguyên nhân công trình này - cho biết: “Thời gian thi công rơi đúng vào dịp Hà Nội rét đậm kéo dài với nhiệt độ trung bình từ 15 - 20oC, một vài hôm về đêm nhiệt độ hạ xuống dưới 15oC, cộng với thực trạng có những hôm gió trên mặt cầu rất to. Chính từ những đặc điểm bất lợi này nên có thể một vài mẻ trộn hỗn hợp bê tông nhựa SMA khi rải lên mặt cầu bị nguội lạnh nhanh dẫn đến sự cố nứt”.
 
“Mặt cầu Thăng Long hỏng, ngành giao thông cũng không vui gì” - 2
Sửa xong lại sửa tiếp, nhưng những vết lồi lõm như thế này vẫn xuất hiện

Phía Bộ GTVT cũng chính thức lên tiếng khẳng định: “Khởi điểm của nguyên nhân trên là do sự biến động bất thường của thời tiết tại một số thời điểm thi công có nhiệt độ thấp cộng với gió mạnh làm cho nhiệt độ của một số mẻ bê tông nhựa SMA hạ thấp nhanh hơn dự kiến. Ngoài ra, tại thời điểm thi công ban đêm có sương mù đậm đặc, mưa nhỏ gây khó khăn cho việc khống chế độ ẩm khi thi công dẫn lớp Bond Coat không được hoạt hóa đầy đủ trong điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn (yêu cầu nhiệt độ lớn hơn 900C) ở thời điểm lu lèn nên không tạo được dính bám giữa lớp SMA và lớp Eliminator”.

Tuy nhiên, nhìn nhận về sự cố này, nhiều chuyên gia là kỹ sư xây dựng và giao thông đầu ngành cho rằng, mặt cầu Thăng Long hỏng là do "nhân tai" chứ không phải thiên tai!
 
“Mặt cầu Thăng Long hỏng, ngành giao thông cũng không vui gì” - 3
Công nghệ mới, sử dụng vật liệu mới và lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam.

Dư luận xã hội đặt ra câu hỏi: việc nhập vật liệu “ngoại” về để rồi sửa đi sửa lại nhiều lần thì tổng kinh phí thực cho dự án này đến nay là bao nhiêu? Phải chăng đã nhiều hơn mức đầu tư ban đầu?

Trước vấn đề này, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng khái: “Không có chuyện kinh phí sửa chữa nhiều hơn mức ban đầu, ai nói như vậy? Việc nhập vật liệu về sửa chữa, sửa chữa bao lần đều là nằm cả trong bảo hành công trình”.

Bộ trưởng Đinh La Thăng bày tỏ: “Đây là lần đầu tiên Việt Nam sử dụng loại vật liệu mới này và thử nghiệm đối với dự án cầu Thăng Long. Bởi thế, xảy ra sự cố nứt mặt cầu, mặt cầu hỏng thì ngành giao thông cũng không vui gì, chúng tôi rất mong nhận được sự thông cảm và chia sẻ từ người dân”.

Quỳnh Anh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm