Hệ thống chiếu sáng lượn sóng độc đáo trên cầu Vĩnh Tuy
(Dân trí) - Cầu Vĩnh Tuy hoàn chỉnh ngoài mở rộng các làn đường còn thu hút sự chú ý bởi hệ thống chiếu sáng đẹp mắt bằng đèn LED, kiểu tạo sóng nhấp nhô kết hợp trang trí hình chim hạc.
Cầu Vĩnh Tuy về đêm như một vệt sáng trắng vắt qua sông Hồng vào trung tâm thành phố từ quận Long Biên.
Đại diện đơn vị thiết kế hệ thống đèn tại cầu Vĩnh Tuy cho biết: "Chúng tôi sử dụng ý tưởng đèn trang trí bằng cột cao và thấp đan xen, từ đó tạo ra những dải sóng ánh sáng nhấp nhô".
Cũng theo đơn vị thiết kế, đèn chiếu sáng trên cầu còn được trang trí bằng hình ảnh Khuê Văn Các trên đầu chim hạc mang tính biểu tượng của Thủ đô.
Cận cảnh một chiếc đèn chiếu sáng trên cầu Vĩnh Tuy.
Ngày 30/8, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 chính thức được đưa vào khai thác sau 3 năm thi công để đồng bộ với cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1. Theo thiết kế, cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng dài 3,5km, rộng 19,25m, ô tô và xe máy đi theo làn riêng biệt.
Hệ thống đèn chiếu sáng này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng với độ sáng cũng như vị trí lắp đặt phù hợp, không để ảnh hưởng đến người tham gia giao thông và tiết kiệm ngân sách.
Đèn LED hình tháp cao nhất 3,5m và thấp nhất 1,4m. Mỗi đèn cách nhau khoảng 6m, bố trí so le. Cận cảnh các cột đèn ở dải phân cách giữa nhấp nhô kiểu làn sóng rất hiếm gặp trên các cây cầu ở Hà Nội.
Ngoài hệ thống chiếu sáng trên mặt cầu phục vụ giao thông, cầu Vĩnh Tuy còn có hệ thống chiếu sáng trang trí tại các trụ cầu, ở phía dưới gần mặt nước.
Màu sắc ánh sáng có 2 loại chính: Ánh sáng trắng tầm thấp và trung ở dải phân cách giữa; ánh sáng vàng từ các cột đèn trên cao.
Phần đường dẫn lên cầu Vĩnh Tuy từ địa bàn quận Long Biên.
Khi cầu Vĩnh Tuy hoàn chỉnh đi vào hoạt động, tốc độ lưu thông phương tiện được đẩy lên, an toàn hơn nhờ phân làn riêng biệt cho ô tô xe máy.
Các đường dẫn lên cầu từ phía quận Hai Bà Trưng.
Toàn cảnh cầu Vĩnh Tuy về đêm.