1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phúc thẩm vụ chạy quota:

Đề nghị giữ nguyên mức án sơ thẩm đối với 7 bị cáo

(Dân trí) - Kết thúc phần luận tội phiên tòa phúc thẩm vụ án chạy quota, có đến 7/8 bị cáo bị VKSND tối cao đề nghị HĐXX giữ nguyên mức án phạt như <a href="http://dantri.com.vn/Sukien/2007/3/171876.vip">tòa sơ thẩm đã tuyên.</a> Các cựu “quan chức”, chuyên viên ở Bộ Thương mại đều nằm trong diện này.

>> Toàn cảnh vụ chạy quota ở Bộ Thương mại

Trường hợp duy nhất được đề nghị giảm án là bị cáo Phan Nghĩa Hiệp. Bị cáo Hiệp bị tòa sơ thẩm kết án 4 năm tù giam về tội lợi dụng người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, xét thấy bị cáo đã có nhiều cố gắng khắc phục hậu quả nên đã được đề nghị giảm án xuống còn 3 năm tù trong phiên phúc thẩm.

Theo quan điểm của VKSND, các bị cáo Lê Văn Thắng, Mai Văn Dâu là những cán bộ cấp cao của Bộ Thương mại. Trong quá trình thực hiện phân giao hạn ngạch đã để xảy ra những sai phạm trái với qui định của chính phủ cũng như của ngành nhằm mục đích vụ lợi là chính.

Các bị cáo là người trực tiếp quản lý việc cấp quota thế nhưng đã để cho thuộc cấp lợi dụng các mối quan hệ để nộp hồ sơ xin cấp hạn ngạch. VKSND nhận định, đây là hành vi rất nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng đến thể diện và uy tín của cơ quan nhà nước.

Về tính chất và vai trò phạm tội, việc Lê Văn Thắng khai nhận 10.000 USD của Trần Thu Lan trong các dịp lễ tết chỉ là những sai phạm về lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ hay như việc thừa nhận tiếp Bùi Huyền Nga tại nhà riêng chỉ vì có mối quan hệ bạn bè… quan điểm VKSND cho rằng Thắng đã có hành vi lặp lại nhiều lần ở nhiều mức độ khác nhau là hành vi phạm tội chứ không đơn thuần là những sai phạm trong phạm vi đạo đức công chức. Vì thế, VKS không thừa nhận những lý do đưa ra tại phiên tòa.

Đối với Mai Văn Dâu, VKSND nhận định, do hành vi của bị cáo này trực tiếp tác động đến quá trình xét duyệt hồ sơ cấp hạn ngạch của các doanh nghiệp. VKS cho rằng lời khai của Dâu đã khai tại nhiều bản cung khá phù hợp với lời khai của Cương về thời gian, địa điểm nhận tiền…

Các lần bút phê trong hồ sơ cấp hạn ngạch cũng khá phù hợp với những lần Cương nhân tiền của Lai Wai Hung. Vì thế VKS cho rằng đây là những chứng cứ xác thực. Bị cáo Dâu phủ nhận việc nhận tiền 6.000 USD là không chấp nhận được và lý do đưa ra vì bệnh tật nên “khai đại” việc nhận 6.000 USD là thiếu cơ sở.

Vì những lý do đưa ra chưa thuyết phục, VKSND đề nghị giữ y án phạt Lê Văn Thắng 17 năm tù giam, Mai Văn Dâu 14 năm tù giam.

Các bị cáo còn lại là Nguyễn Cương bị đề nghị phạt 12 năm tù giam, Lai Wai Hung, Trần Thu Lan, Mai Thanh Hải bị đề nghị phạt 5 năm. Riêng đối với Phan Nghĩa Hiệp do đã nộp đủ 23.000 USD ngay sau án sơ thẩm nên VKSND đề nghị giảm nhẹ khung hình phạt xuống còn 3 năm tù.

Trong phần bào chữa cho Lê Văn Thắng, Luật sư Hoàng Thị Mỹ Đức cho rằng mức hình phạt 17 năm tù giam là quá nặng bởi thực tế Thắng không có nhiều quyền hạn gì trong việc cấp quota. Những lần nhận quà và tiền của Thắng đều là do doanh nghiệp ép buộc nhận (?!).

Bào chữa cho Mai Văn Dâu, Luật sư Phan Trung Hoài cho rằng cần xem lại tội danh nhận hối lộ của bị cáo. Theo ông Hoài thì có sự không phù hợp về lời khai: số lần, thời điểm và số tiền mà Nguyễn Cương đưa hối lộ. Cụ thể, ngày 29/6/2005 Lai Wai Hung khai đến nhà Dâu 7 lần, còn Nguyễn Cương khai tại các biên bản đối chất từ tháng 7/2003 đến quý 4/2004 đã đến nhà Dâu 6 lần chứ không phải 4 lần như trong án sơ thẩm. Vì thế, LS Hoài cho rằng không thể xác định chính xác thời gian Cương đưa tiền cho Dâu.

Nhựt Lê

Dòng sự kiện: Vụ Mai Văn Dâu