1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Bảo vệ người nước ngoài tại Nga: Điều không tưởng?

(Dân trí) - Mặc dù an ninh Nga luôn được siết chặt nhưng những vụ tấn công vào người nước ngoài nơi đây vẫn diễn ra như “cơm bữa”. Nổi ám ảnh của cộng động người Việt ngày càng nhân lên trước sự gia tăng của làn sóng phải đối người nước ngoài tại Nga.

Ngay sau khi nhận được thông tin Tăng Quốc Bình, sinh viên năm nhất ĐH Tổng hợp Quốc gia về Quản lý (GUU) bị đâm chết gần nhà ga Paveletsky ở Mátxcơva BCH Hội LHS Việt Nam tại Mátxcơva ngay lập tức đã có thông báo gửi tới toàn đơn vị với mục đích nâng cao ý thức của LHS tại Nga.

“BCH Hội LHS Việt Nam tại Mátxcơva xin khuyến cáo các bạn sinh viên hạn chế ra đường một mình vào buổi tối trong thời gian sắp tới, nếu có việc cần thiết xin các bạn hãy đi theo nhóm và chú ý đến tình hình xung quanh trên đường phố nhằm hạn chế tối đa những nguy hiểm có thể xảy ra đối với bản thân trong tình hình gia tăng làn sóng phản đối người nước ngoài nói chung hiện nay (không chỉ nhằm vào riêng người Việt Nam)”, thông báo nhấn mạnh.

Hiện nay, giới sinh viên người Việt tại Matxcơva nói riêng và toàn thể nước Nga nói chung đều chung ý kiến cho rằng cái chết của sinh viên Tăng Quốc Bình là do các thành phần cực đoan phân biệt chủng tộc gây ra.

Những ý kiến này không phải là không có cở sở khi trong 2 tháng cuối năm 2008 những vụ ẩu đả liên quan đến việc phân biệt chủng tộc xảy ra như “cơm bữa”.

Theo nguồn tin từ các bạn sinh viên ở Nga thì chỉ trong vòng 10 ngày của năm 2009 đã có ít nhất 7 vụ tấn công của các thành phần phân biệt chủng tộc cực đoan vào người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Nga. Hậu quả là đã có 3 người bị chết. Cũng theo các bạn sinh viên thì hầu hết các ngày thứ 7 và chủ nhật tại Nga đều diễn ra những cuộc hành hung, đâm chém người.
 
Bảo vệ người nước ngoài tại Nga: Điều không tưởng?  - 1

Khu vực sinh viên Tăng Quốc Bình bị đâm chết. (Ảnh: Hungmgmi, diễn đàn NuocNga.net)

Chính quyền Nga bất lực?

Trước tình hình phức tạp nêu trên, Bộ Nội Vụ Nga đã từng có tuyên bố, tất cả những vụ án giết người liên quan đến thù hằn sắc tộc sẽ được đặc biệt quan tâm bởi một uỷ ban chuyên trách theo dõi điều tra trong thời gian cao điểm này.

Tuy nhiên những lời tuyên bố này không làm nao núng các tổ chức, thành phần cực đoan, mà thay vào đó là những vụ tấn công vào người nước ngoài ngày càng gia tăng.

Thậm chí, các thành phần cực đoan này còn lên tiếng thách thức chính quyền Nga, khi tuyên bố sẵn sàng “cắt đầu” những người đại diện của chính quyền, nếu họ không có thái độ bảo vệ quyền lợi dân tộc chứ không đơn thuần là chỉ tấn công người nước ngoài đang học tập và sinh sống tại Nga.

Theo thông tin từ sinh viên Việt Nam tại Nga thì cho đến nay chưa có một tổ chức nào đứng ra bảo vệ người nước ngoài tại Nga trước mối hiếm hoạ thù hằn sắc tộc. Để tránh những cuộc tấn công của các thành phần cực đoan nơi đây thì những người nước ngoài sinh sống tại Nga chỉ còn cách tuân thủ những cảnh báo từ phía chính quyền, đó là không đi lại vào thời điểm trời nhá nhem tối, không đi vào các khu vực vắng vẻ, tập trung đi cùng với đám đông…

Như vậy có thể nói, nếu không có những chính sách đặc biệt thì việc bảo vệ người Việt Nam nói riêng và cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống và học tập tại Nga nói chung gần như là điều không tưởng.

N.H