PhotoStory

5 cửa ô lịch sử của Hà Nội

Thực hiện: Nguyễn Hải - Mạnh Quân

(Dân trí) - Qua thời gian và thăng trầm của lịch sử, 5 cửa ô của kinh thành Thăng Long là ô Quan Chưởng, ô Cầu Giấy, ô Cầu Dền, ô Đống Mác, ô Chợ Dừa vẫn luôn trường tồn trong lòng người Hà Nội.

5 cửa ô lịch sử của Hà Nội - 1

Mặc dù đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử nhưng 5 cửa ô của Hà Nội (xưa là cửa ô của kinh thành Thăng Long) vẫn gắn bó với người dân Hà Nội, trở thành những địa danh nổi tiếng của Thủ đô.

Đặc biệt, 5 cửa ô cũng là các điểm đầu mối giao thông quan trọng của Thủ đô.

Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn giữ lại dáng vẻ xưa cũ, nằm trên phố Hàng Chiếu, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

5 cửa ô lịch sử của Hà Nội - 2
5 cửa ô lịch sử của Hà Nội - 3

Đi từ xa người dân và du khách có thể thấy đoạn tường và cổng ô Quan Chưởng rêu phong cổ kính.

Hiện ô Quan Chưởng tấp nập hàng quán 2 bên, là điểm dừng chân của du khách trong và ngoài nước khi đến Hà Nội.

5 cửa ô lịch sử của Hà Nội - 4

Nguyên liệu dùng để xây ô Quan Chưởng là gạch vồ, đá, có kích thước khá lớn, tương tự như loại gạch dùng để xây tường ở Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Cửa ô Quan Chưởng được công nhận là di tích lịch sử năm 1994.

5 cửa ô lịch sử của Hà Nội - 5

Ô Cầu Giấy nằm ở đoạn cây cầu bắc qua sông Tô Lịch tại ngã tư đường Láng, Kim Mã, Cầu Giấy, Bưởi và điểm giao nhau đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội.

5 cửa ô lịch sử của Hà Nội - 6

Thành Thăng Long xưa được bao quanh bởi 3 con sông là sông Tô Lịch, sông Hồng và sông Kim Ngưu. Hầu hết các cửa ô đều hướng ra 3 con sông này. Ngày nay, những con sông bị thu hẹp dần, đặc biệt là các sông Kim Ngưu, Tô Lịch.

5 cửa ô lịch sử của Hà Nội - 7

Ô Cầu Giấy là một trong những nút giao thông chính, hiện đại của Hà Nội. Vào giờ cao điểm, các phương tiện lưu thông qua đây đông đúc. Khi đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội đưa vào sử dụng, ô Cầu Giấy là nút giao thông 3 tầng.

5 cửa ô lịch sử của Hà Nội - 8

Ô Đống Mác nằm cuối phố Lò Đúc đoạn giao với đường Trần Khát Chân và phố Kim Ngưu.

5 cửa ô lịch sử của Hà Nội - 9

Ô Chợ Dừa (Quận Đống Đa) nay là điểm giao cắt của 6 tuyến phố Xã Đàn, Khâm Thiên, Tôn Đức Thắng, Tây Sơn, Đê La Thành, Ô Chợ Dừa

5 cửa ô lịch sử của Hà Nội - 10

Bà Đặng Thị Chung (65 tuổi, bán nước dừa gần 30 năm tại phố Ô Chợ Dừa) chia sẻ, kinh tế đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng phát triển nhanh chóng, vượt bậc. Bà kể, ngày mới bán nước tại Ô Chợ Dừa, nhà cửa chỉ thấp tầng, ít phương tiện qua lại nhưng giờ đây mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. 

"Nhà cao tầng giờ đây mọc lên san sát, ô tô xếp hàng dài chờ đèn tín hiệu, ngẫm nghĩ lại thấy mọi thứ phát triển quá nhanh", bà Chung chia sẻ.

5 cửa ô lịch sử của Hà Nội - 11
5 cửa ô lịch sử của Hà Nội - 12

Ô Chợ Dừa là một trong những nút giao thông vô cùng quan trọng và đông đúc bậc nhất tại Hà Nội.

5 cửa ô lịch sử của Hà Nội - 13

Ô Cầu Dền là ngã tư nối 4 tuyến phố Huế, Bạch Mai, Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt. Ô Cầu Dền hiện là nút giao thông có cầu vượt, giảm thiểu ùn tắc giờ cao điểm.

5 cửa ô lịch sử của Hà Nội - 14

Chúng ta ai hẳn cũng thuộc, nhớ câu hát trong bài Tiến về Hà Nội của nhạc sỹ Văn Cao: "Trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân tiến về… Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về...".

Lời bài hát gợi nhớ hình ảnh 5 cửa ô Hà Nội đón mừng đoàn quân chiến thắng trong ngày Giải phóng Thủ đô cách đây 69 năm về trước. Đúng 8h ngày 10/10/1954, các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng từ 5 cửa ô tiến vào tiếp quản Hà Nội trong cờ hoa đón chào của hàng vạn người dân Thủ đô.