1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Thời điểm hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện

Tôi là giáo viên mầm non, tháng 11/2016 tôi đủ tuổi về hưu nhưng chưa đủ năm đóng bảo hiểm xã hội. Xin hỏi tôi có thể tham gia bảo hiểm tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hay không?


Ảnh minh họa/internet

Ảnh minh họa/internet

Nếu được thì thời điểm hưởng lương hưu của tôi được tính như thế nào? - Ngô Thị Tâm (ngotam***@gmail.com).

* Trả lời:

Với những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi có thể viện dẫn điều, khoản của văn bản quy phạm pháp luật sau để bạn tham khảo.

Cụ thể: Theo Khoản 2 Điều 9 Nghị định số: 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ "Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện", có nêu:

Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này.

Còn tại Điều 6 Nghị định trên quy định thời điểm hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm tự nguyện như sau:

Thời điểm hưởng lương hưu tính từ tháng liền kề sau tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 73 của Luật Bảo hiểm xã hội và Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.

Theo Giáo dục Thời đại