Thiếu máu cơ tim gặp rủi ro ngay cả khi không có triệu chứng

(Dân trí) - Bệnh thiếu máu cơ tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số các bệnh lý tim mạch kể cả khi không có triệu chứng rõ ràng. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây đột tử do nhồi máu cơ tim.

Thiếu máu cơ tim xảy ra khi các mảng xơ vữa dày lên gây bít tắc mạch vành làm giảm lưu lượng máu đến nuôi tim hoặc do mảng xơ vữa bị nứt vỡ, hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn đột ngột động mạch vành.

Những biến chứng nguy hiểm của thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim gặp rủi ro ngay cả khi không có triệu chứng - Ảnh 1.

Tắc hẹp mạch vành gây thiếu máu cơ tim.

Bên cạnh cơn đau thắt ngực, bệnh thiếu máu cơ tim còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng sau:

- Nhồi máu cơ tim làm tăng tỷ lệ tử vong, ngay cả khi may mắn sống sót, di chứng cũng rất nặng nề.

- Rối loạn nhịp tim có thể gây ngừng tim, đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Trong đó rung nhĩ là 1 trong những rối loạn nhịp tim thường gặp nhất gây đột quỵ não.

- Suy tim làm giảm hiệu quả bơm máu đến các cơ quan  gây ứ trệ tuần hoàn và khiến cơ thể mệt mỏi, khó thở, ho, phù, chất lượng sống giảm.

Nhận biết sớm triệu chứng của thiếu máu cơ tim

Nhiều người vẫn lầm tưởng, cơn đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của thiếu máu cơ tim. Nhưng thực tế, đó là biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh. Nhận biết sớm triệu chứng có ý nghĩa sống còn với bệnh nhân. Dưới đây là 2 thể thường gặp:

• Thể không có đau ngực (thiếu máu cơ tim thầm lặng):

Thể này thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường hay người cao tuổi đã mắc bệnh tim hoặc ở người có ngưỡng chịu đau cao. Vì không đau ngực nên bệnh chỉ được phát hiện khi được làm điện tâm đồ. Đây là lý do khiến người bệnh dễbị nhồi máu cơ tim hoặc tử vong đột ngột.

Thiếu máu cơ tim gặp rủi ro ngay cả khi không có triệu chứng - Ảnh 2.

Đau ngực là biến chứng cấp tính nguy hiểm của thiếu máu cơ tim.

• Thể có đau ngực

Cơn đau thắt ngực điển hình của thiếu máu cơ tim có 2 dạng: Ổn định và không ổn định. Cơn đau thắt ngực ổn định thường xuất hiện khi gắng sức, xúc động mạnh hoặc dưới thời tiết quá lạnh... và giảm khi nghỉ ngơi hoặc ngậm thuốc giãn mạch vành. Ngược lại, ở cơn đau thắt ngực không ổn định, biểu hiện đau xuất hiện cả khi nghỉ ngơi.

Tần suất các cơn đau cũng không cố định, có thể vài tuần, vài tháng một lần hoặc vài lần trong ngày nếu bệnh trở nặng. Thời gian cũng thay đổi từ vài giây đến vài phút và thường không quá 5 phút. Nhưng nếu cơn đau kéo dài 15-20 phút thì phải nghĩ đến nhồi máu cơ tim và có biện pháp cấp cứu ngay.

Kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp trong điều trị

Để giảm thiểu cơn đau thắt ngực và tránh biến chứng nguy hiểm, người bệnh thiếu máu cơ tim cần kết hợp dùng thuốc với việc thay đổi lối sống, sử dụng thuốc/ các sản phẩm hỗ trợ, thậm chí được chỉ định một số thủ thuật can thiệp.

• Thuốc điều trị và một số thủ thuật can thiệp

Thuốc nhóm Nitrat và Betaloc là các loại thuốc chính thường được sử dụng trong điều trị thiếu máu cơ tim. Nếu việc dùng thuốc không còn phát huy hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định một số thủ thuật can thiệp như: Đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Thiếu máu cơ tim gặp rủi ro ngay cả khi không có triệu chứng - Ảnh 3.

Tập luyện đúng cách sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh thiếu máu cơ tim.

• Thay đổi lối sống

+ Nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng

+ Bỏ thuốc lá và hạn chế các chất kích thích như: rượu, bia, cafein,…

+ Tránh thực phẩm giàu cholesterol (đồ ăn chiên xào, mỡ động vật…)

+ Tăng cường rau củ quả, chất xơ, các loại ngũ cốc

+ Hạn chế muối, đường, kiểm soát tốt đường huyết

+ Tập thể dục thường xuyên.

• Kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược

Gs. Phạm Gia Khải - Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam đưa ra lời khuyên: “Thực phẩm chức năng cũng như đồ ăn thức uống của mình, nhưng để tránh tiền mất tật mang thì nên lựa chọn sản phẩm có hiệu quả, sự an toàn được chứng minh lâm sàng và được đăng tải trên các tạp chí nước ngoài thì càng tốt”.

Nhiều dược liệu có tác dụng nâng cao hiệu quả điều trị thiếu máu cơ tim như: Đan sâm, Hoàng đằng, Cao Natto đã được ứng dụng trong những viên uống hỗ trợ mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, hiệu quả của các sản phẩm này không giống nhau, do vậy người bệnh cần phải chọn lựa.

Thiếu máu cơ tim gặp rủi ro ngay cả khi không có triệu chứng - Ảnh 4.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Tpbvsk) Ích Tâm Khang là sản phẩm hỗ trợ có kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Quốc tế (2014) với lợi ích là  hỗ trợ giúp giảm các triệu chứng khó thở, phù, đau tim, đau tức ngực, xơ vữa động mạch, suy tim, giảm cholesterol và có độ an toàn cao. Sản phẩm có thể sử dụng kết hợp với các thuốc điều trị nền để giúp tăng hiệu quả điều trị.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa Tpbvsk Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

(*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).