1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Sự thật Trung Hoa

Một chút sự thật về tình báo Trung Hoa (Kỳ 3)

Cục tình báo quân đội thuộc Bộ Tổng tham mưu quân giải phóng nhân dân Trung Hoa là một tổ chức lớn thứ hai của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thu tin bằng con người.

Cục tình báo quân đội

Biết được dưới cái tên Cục II và giống như hầu hết các nước trên thế giới, Cục này có trách nhiệm cung cấp kịp thời tin tức tình báo phục vụ cho các cơ quan chỉ huy quân đội. Chức năng của Bộ tổng tham mưu là theo dõi, giám sát và thi hành các chính sách của Quân ủy trung ương và giải quyết công việc hàng ngày của Quân giải phóng. Chắc chắn là Bộ tổng tham mưu và Quân ủy trung ương là những người tiếp nhận đầu tiên những tin tình báo đã được Cục II thu thập và xử lý. Những người sử dụng tin khác là Bộ Quốc phòng, Tổng hành dinh của các cơ quan khác nhau, các tổ hợp quân sự - công nghiệp và sĩ quan chỉ huy của đơn vị.

Cục trưởng Cục II là thiếu tướng Xiong Guangkao. Xiong là sĩ quan tình báo quân sự cựu trào có bề dày công tác 50 năm. Ông cũng là Phó tướng của Tổng tham mưu trưởng, Tướng Xu Xin. Ông sinh năm 1921, tại Lingshou tỉnh Hà Bắc. Ông là một cựu chiến binh trong chiến tranh Triều Tiên và đã tốt nghiệp Học viện quân sự Liên Xô năm 1957.

Trợ lí của Xiong là đại tá Li Ning. Li được coi là một sĩ quan tình báo trẻ của Cục II. Ông đã từng là tùy viên quân sự tại London suốt những năm 1980. Khi đó nhiệm vụ chủ yếu của ông là tìm kiếm thị trường tại Trung Đông cho xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc cũng như lấy cắp công nghệ tiên tiến cho sản xuất quốc phòng. Năm 1990, ông đã tốt nghiệp khóa nghiên cứu Quan hệ quốc tế tại trường Đại học Johns Hopkins ở Washington.

Các hoạt động thu tin tình báo bằng con người của Cục II đáp ứng ba dạng tin tình báo quân sự là chiến thuật, chiến lược và công nghệ. Hiện nay Cục tình báo quân đội vẫn dành phần lớn nỗ lực của mình vào việc đáp ứng những nhu cầu tình báo chiến thuật qua việc phân tích, đánh giá những nguy cơ quân sự có thể có trên các tuyến biên giới của Trung Quốc, song mục tiêu này có vẻ đang tiếp tục thay đổi khi mà hiện quân sự của Liên Xô và Mỹ ở châu Á đang co lại thì Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lại đang tìm kiếm một địa vị nổi bật trong khu vực. Vì vậy mà công tác thu thập và phân tích, xử lý các nguồn tin tình báo về chính trị - quân sự và về kinh tế - quân sự đang được đẩy mạnh nhằm đáp ứng những tham vọng khu vực này của Bắc Kinh.

Nhiệm vụ của Cục II được phân loại như sau:
 
Nhiệm vụ của Cục II được phân loại như sau:

- Tình huống chiến đấu quy mô: Nơi đóng quân, trang bị vũ khí và khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang (quân đội và lực lượng nổi loạn) tồn tại gần cận với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Những lực lượng này bao gồm Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Mông Cổ, Afganistan, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Campuchia, Đài Loan, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như lực lượng Hoa Kỳ ở Đông Nam Á.

- Địa lí quân sự: Những vùng đất có nhiều đặc trưng của các nước láng giềng.

- Học thuyết quân sự: Triết lí hành động, kế hoạch và các mục tiêu của các quốc gia thù địch hiện hành và tiềm ẩn.

- Các ý đồ quân sự: Những ý đồ quân sự của kẻ thù hiện hành và tiềm ẩn của đồng minh của chúng cũng như của các quốc gia trung lập.

- Kinh tế quân sự: Tiềm năng của công nghiệp, khả năng sản xuất nông nghiệp, trình độ công nghệ, quốc phòng và dự trữ chiến lược của các nước khác.

- Tình báo về tiểu sử nhân vật: Những tin tức xung quanh các nhân vật quân sự bao gồm các mặt đời sống cá nhân và nghề nghiệp của họ.

- Các mục tiêu cá nhân: Tin tức tình báo về trang thiết bị dành cho các lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc, quy mô, căn cứ và những điểm yếu dễ bị công kích, trung tâm chính trị, quân sự, tình báo và dân cư.

- Trung tâm cảnh báo của tình báo quân sự: Thu thập những tin tức tình báo cơ sở, nguồn gốc và hiện hành nhằm phục vụ cho việc sử dụng tức thời cũng như cho các kế hoạch trung hạn. Trung tâm này sẽ xóa bỏ các mục tiêu thu thập tình báo quân sự mà không có hệ thống tại chỗ nhằm cung cấp tin tức sốt dẻo cho những người vạch đường lối, chính sách và những tư lệnh quân đội. Chức năng của mỗi hệ thống này là đưa ra những tín hiệu và cảnh báo về những nguy cơ quân sự tiềm ẩn hoặc sắp xảy ra.

- Tóm lại, Cục II đã duy trì một mạng lưới “tai mắt” tại các vùng và trong toàn quốc để phục vụ cho nhu cầu của chỉ huy các cấp. Các quân khu có quyền điều hành độc lập, các trung tâm “tai mắt” này nhằm cung cấp kịp thời tin tức cho chỉ huy quân khu. Sự tồn tại của tổ chức này được chứng minhm qua chuyến đi về Vũ Hán tìm kiếm sự trợ giúp của quân khu của Đặng Tiểu Bình trong thời gian diễn ra sự kiện Thiên An Môn.

Cục II cũng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, nhất là công nghệ này được ứng dụng cho quốc phòng.

Trên thực tế, theo một số tính toán thì Cục tình báo quân đội là Cơ quan tình báo khá nhạy bén trong lĩnh vực này. Do số lượng tùy viên quân sự nhà nước dành cho rất có hạn nên Cục II có vẻ không có đủ đại diện cần thiết ở nước ngoài đẻ trở thành người thu thập tình báo hàng đầu về công nghệ cao. Song nếu tính từ nhiều góc độ khác nhau, Cục II có khá nhiều cán bộ khoác áo các thành viên lãnh sự thì số người thu tin hiện nay lại rất cao.

Vì có những mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng - các tổ hợp công nghiệp - quân sự và các lực lượng vũ trang - Cục II hình như có những biện pháp hữu hiệu trong việc hoạch định và tiến hành các hoạt động tình báo nhằm tìm kiếm công nghệ quân sự đáng giá của nước ngoài. Trong phạm vi trách nhiệm của mình trong hoạt động gián điệp đánh cắp công nghệ cao, Cục II trước đây đã có quan hệ với KGB và một phần với tình báo quân đội Liên Xô GRU.

(Còn tiếp)

Theo P.V (tổng hợp)
PetroTimes