1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Sự thật Trung Hoa

Một chút sự thật về tình báo Trung Hoa (Kỳ 2)

Điệp viên được nhắc nhở rằng sau khi tới nhà trường bên Mỹ, sẽ gửi về trụ sở liên lạc ở tỉnh nhà một lá thư xác nhận đã đến nơi. Và từ đó về sau, cứ 3 tháng lại gửi về đây một lá thư. Trong lá thư đó phải giả vờ viết về tình hình sức khỏe và tài chính.

Lớp học đã bế giảng hai tháng, trước khi giáo sư lên đường đi Mỹ. Ông đã nghỉ lại trong nhà khách của Bộ An ninh quốc gia ở Bắc Kinh và trong một vài buổi tiếp xúc ban đầu, ông đã được mang cái tên gọn lỏn: "ngài Xu". Vì thời gian quá bức bách, ông chỉ được một tuần lên lớp. Cán bộ Bộ An ninh quốc gia rất hay co giãn về thời gian biểu và họ bảo cho ông biết các bài giảng chỉ có nghĩa là "giúp bạn hiểu được nước Mỹ".

Nội dung học tập là một bản tổng kết về cuộc sống tại Mỹ, những ưu việt của Trung Quốc và công cuộc hợp tác giữa các bên và những quy tắc và kinh nghiệm về an toàn cá nhân khi ở nước ngoài.

Loạt bài giảng đầu tiên là về hệ thống thông tin đại chúng Mỹ. Các giảng viên đã giới thiệu cơ cấu tổ chức của các hệ thống báo và tạp chí, cũng như quan hệ giữa quyền sở hữu của các ấn phẩm này với ảnh hưởng, tác động của nó đối với các thế lực bảo thủ và tự do nước Mỹ. Những con người hoạt động trong giới truyền thông này cũng được chia thành hai hoặc ba loại tự do hoặc loại bảo thủ. Ông giáo sự cảm thấy những bài giảng này đã vẽ lên một bức chân dung khá chính xác về hệ thống truyền thông Hoa Kỳ.

Loạt bài giảng thứ hai là về các tổ chức sinh viên Trung Quốc ở Mỹ. Các nhóm chống đối, bất đồng chính kiến đều thuộc loại chống chính phủ. Các sinh viên nằm trong các tổ chức này là chống cộng sản và sẽ "không có tương lai". Ông giáo sư được giới thiệu sơ lược về tác động của các tổ chức đấu tranh đòi dân chủ, nhưng không đi sâu vào chi tiết.

Các cán bộ của Bộ An ninh quốc gia được gợi ý nên dùng các biện pháp khoan hồng, khuyến khích học tập tránh cho thanh niên, sinh viên sa vào các hoạt động chống đối. Ông cũng được cảnh cáo, nhắc nhở không được tham gia vào các tổ chức chống chính phủ.

Loạt bài giảng thứ ba là về nền chính trị Hoa Kỳ. Chủ đề này bao gồm những cơ sở của hệ thống đa đảng, những nguồn gốc của quyền lực chính trị và tệ nạn tham nhũng, hủ bại lan tràn ở nước này. Ông giáo sư thấy những bài giảng này có phần nào thành kiến hằn học, nhưng cũng thể hiện một cái nhìn chính xác về nền chính trị nước Mỹ.

Những bài giảng cuối cùng là về các mục tiêu tình báo ngắn hạn và dài hạn, cách xử sự trong quan hệ, các vấn đề về giao thông, liên lạc, về an ninh trong hoạt động và những điều chỉ dẫn về các cuộc gặp gỡ khẩn cấp. Và ngày cuối cùng của khóa học, người ta đã truyền đạt với ông về nghề nghiệp và chế độ nghỉ hưu của cán bộ Bộ An ninh quốc gia.

Một chút sự thật về tình báo Trung Hoa (Kỳ 2)
 
Cái phương pháp mà người ta dùng để tuyển mộ vị giáo sư này, cũng như lượng thông tin của các bài giảng rất đáng để chúng ta lưu ý. Các sĩ quan của Bộ An ninh quốc gia đã giới thiệu với người được tuyển mộ rằng ông ta được cơ quan lựa chọn, vì ông ta vừa có học vấn giỏi, lại vừa nhạy bén về các mặt xã hội. Họ đề cao phẩm chất của họ, trong khi lại coi học sinh, sinh viên "chỉ có kiến thức sách vở".

Điệp viên được khuyến khích cần nắm chắc mọi cơ hội để gặp gỡ, tiếp xúc với những nhân vật có (hoặc sẽ có) ảnh hưởng rộng lớn. Những điều được phô bày này đã chỉ ra rằng mục tiêu của cơ quan này của Trung Quốc là đào tạo những điệp viên hoạt động dài hạn. Những người này có khả năng thâm nhập sâu vào các mục tiêu đã định.

Mặc dù Bộ An ninh quốc gia đã động viên giáo sư tăng cường các cuộc tiếp xúc, song thành tích học tập, nghiên cứu cũng luôn được trọng thị như một ưu tiên ngang bằng. Ông đã được bảo cho biết rằng những kiến thức thu lượm được trong quá trình nghiên cứu và phát hiện ở nước ngoài là những thành tựu quan trọng, rất có ý nghĩa, sẽ được phục vụ cho Trung Quốc.

Các viên sĩ quan tình báo này đã cảnh cáo điệp viên rằng có một số học viên trước ông có những "hành vi kém cỏi". Họ đã phản bội Trung Quốc bằng cách trình báo quan hệ bí mật giữa họ và Bộ An ninh quốc gia, với chính phủ Mỹ. Giống như với những phần tử chống đối, bất đồng chính kiến, các viên sĩ quan này cũng nói họ sẽ không có tương lại tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Điệp viên được tuyển dụng lại được nhắc nhở thêm rằng điều quan tâm hàng đầu của họ là sự an toàn của cá nhân điệp viên và rằng không một nguồn tin nào có tầm quan trọng đủ để đem ra đánh đổi bằng an nguy của điệp viên. Việc không tiết lộ với bất kì ai về nhiệm vụ bí mật của mình sẽ đảm bảo an toàn cho các bên hữu quan.

Điệp viên được nhắc nhở rằng sau khi tới nhà trường bên Mỹ, sẽ gửi về trụ sở liên lạc ở tỉnh nhà một lá thư xác nhận đã đến nơi. Và từ đó về sau, cứ 3 tháng lại gửi về đây một lá thư. Trong lá thư đó phải giả vờ viết về tình hình sức khỏe và tài chính. Ngoài ra, phải báo tin ngay về nhà nếu có quyết định thay đổi chuyên đề nghiên cứu.

Trong trường hợp khẩn cấp, điệp viên sẽ được đảm bảo cho biết sẽ sử dụng một trong hai số điện thoại để gọi về tỉnh nhà. Những máy này được nối vào trợ sở của Ủy ban khoa học kĩ thuật và công nghiệp quốc phòng tỉnh. Các sĩ quan đã cảnh cáo rằng phải thận trọng nếu không người Mỹ có thể xác định được địa chỉ gặp gỡ tại Trung Quốc, cũng như nghe được các cuộc điện đàm. Chỉ trong trường hợp khẩn cấp duy nhất, uy hiếp đến tính mạng sống, thì điệp viên mới được tiếp xúc với sứ quán Trung Quốc ở Washington.

Các sĩ quan Bộ An ninh quốc gia đã thông báo với điệp viên rằng trong khi ông ta đi công tác, thì họ đã chăm sóc gia đình ông. Vào những ngày lễ, Tết, gia đình điệp viên đã nhận được thức ăn và tặng phẩm của cơ quan tình báo gửi cho. Điệp viên đã gọi loại tặng phẩm này là "mấy thứ mà tôi không muốn bạn bè tặng cho". Ông được hứa là trong thời gian phái khiển, cứ 2 năm một lần được về nước nghỉ phép. Nếu ông muốn, ông có thể gặp gia đình tại Hongkong hoặc Macao, phí tổn cho việc đi lại ăn ở do cơ quan tình báo thanh toán.

Sau nhiều tuần học tập, ông giáo sư được bảo cho biết ông đã được chọn làm một điệp viên dài hạn và sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu, ông có thể suy nghĩ tới việc xin cư trú lâu dài ở Mỹ và Bộ An ninh quốc gia sẽ giúp đỡ trong việc này. Nếu ông muốn lựa chọn nghề tình báo này, ông sẽ được trả lương và có thể tính thêm các khoản thù lao vào lương hưu và lĩnh ở Trung Quốc.

Sau khi kết thúc khóa huấn luyện, người ta đã dành cho người điệp viên mới này mấy ngày dạo chơi Bắc Kinh, nhưng ông đã khước từ vì thời gian eo hẹp. Ông trở về nhà và sau đó tham dự buổi gặp gỡ thứ năm (bữa tiệc chia tay) với các cán bộ tình báo tỉnh nhà và từ Trung ương xuống. Điệp vien nhận vé xe lửa đi Bắc Kinh và 2.500 đô la Mỹ sau khi kí vào một tờ biên lai.

Điều khá hấp dẫn là kế hoạch của Bộ An ninh quốc gia bố trí cho điệp viên xin nhập cư vào Mỹ. Đây cũng là biện pháp dành cho các điệp viên dài hạn. Nếu điều này xảy ra thì Trung Quốc sẽ có một mạng lưới điệp viên mang quốc tịch Mỹ ra đời ở nước này. Và một trong những mục tiêu của mạng lưới này là làm nhiệm vụ đỡ đầu, bảo trợ cho những người Trung Quốc khác nhập quốc tịch vào Mỹ.

Song điều này phải cần tối thiểu 5 năm, một người mới được được nhập thường trú. Trong khi sử dụng biện pháp tuyển dụng điệp viên ở trong nước rồi gửi đi nước ngoài như trình bay ở phần trên, Bộ An ninh quốc gia đã đưa được các điệp viên dài hạn vào Hoa Kỳ ít ra là từ năm 1986. Nếu Bộ An ninh quốc gia chỉ cần tuyển mộ 1% của 15.000 sinh viên Trung Quốc vào Mỹ mỗi năm, thì đã có tối thiểu là mấy trăm điệp viên dài hạn hoạt động ở đây rồi.

Năm 1991, Hội sinh viên Trung Hoa học ở Havard là các đại diện của Ủy ban phối hợp quốc gia về công tác học tập và nghiên cứu của sinh viên và học giả Trung Quốc đã tiến hành một đợt điều tra, thẩm vấn 600 sinh viên và học giả, cho thấy 30% được hỏi ý kiến đã cho biết họ đều có kế hoạch định cư tại Hoa Kỳ.

Sẽ là điều hợp lý khi ta nghĩ rằng Bộ An ninh quốc gia sẽ tìm cách khai thác, lợi dụng những cơ hội này để tuyển mộ điệp viên trong số những người này. Bộ An ninh quốc gia sẽ dễ dàng sử dụng phương pháp tuyển mộ bằng gây sức ép đối với số sinh viên đang còn người thân ở đại lục.

Cung cách tuyển dụng điệp viên trong đám người đào thoát trên các vùng biên giới cũng diễn ra tương tự: đe dọa, uy hiếp và hành hạ về thể xác nếu không chịu hợp tác và ưng thuận thì sẽ có tiền thưởng, tiền thù lao. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã xây dựng nhiều trạm tình báo dọc theo đường biên giới với Việt Nam.

Theo báo chí Việt Nam thì có tới 24 trạm như vậy đã đồng thời hoạt động. Các tổ chức của người tị nạn Việt Nam và quốc tế đã mô tả ý đồ của Trung Quốc tiến hành tuyển mộ những điệp viên cấp thấp từ dòng người tị nạn đang rời bỏ Việt Nam ra đi này. Những trung tâm tái định cư tại Trung Quốc như các trại Đông Hưng và Phòng Thành đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho các hoạt động tuyển mộ điệp viên của Trung Quốc.

Các nguồn tin công khai cho thấy việc tuyển dụng điệp viên trên đường biên giới là do các cán bộ của Bộ Công an và các sĩ quan quân đội Trung Quốc tiến hành. Công việc này diễn ra ở mức độ cấp huyện phản ánh tư tưởng "chiến tranh nhân dân" của Mao Trạch Đông, các hoạt động phần lớn diễn ra ở cơ sở.

Tại các vùng xa xôi hẻo lánh, dân cư địa phương thường bị các đường biên nhân tạo chia cắt, như dọc theo biên giới Việt - Trung và Miến - Trung. Kết quả là dân chúng địa phương ở bên này biên giới được tuyển mộ để thu thập tin tức từ những người thân thích, bạn bè của mình ở bên kia biên giới.

Quá trình tuyển dụng điệp viên trên biên giới tương đối giản đơn nhưng lại có hiệu quả. Báo chí Việt Nam năm 1980 đã đưa tin về số vụ cụ thể các gián điệp được phía Trung Quốc tuyển mộ hoặc sống gần cận đường biên giới hoặc chạy trốn từ Việt Nam sang. Hà Nội đã buộc tội Trung Quốc lợi dụng các chợ đường biên làm phương tiện để bẫy người Việt Nam sang để tuyển chọn, chiêu mộ. Việc huấn luyện điệp viên được biết là khá đa dạng trên cơ sở nhu cầu thu tin cụ thể.

Các cơ quan tình báo Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã tỏ ra có tính đa dạng và tính thích nghi cao trong các phương pháp tuyển mộ điệp viên. Nó luôn luôn thay đổi để thích ứng với từng cá nhân điệp viên cũng như những điều kiện hoạt động vào thời điểm đó. Tuy vậy, Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc vẫn chưa quen với quá trình tuyển mộ các điệp viên là người phương Tây. Lý do chủ yếu là hai nền văn hóa Đông - Tây có những cách biệt ngày càng lớn.

Tóm lại, Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc là một cơ quan tình báo năng nổ đang ở tuổi trưởng thành trên võ đài quốc tế. Việc kết hợp giữa một tốc độ phát triển kinh tế cao và sự cạnh tranh kinh tế toàn cầu ngày càng gay gắt đã buộc Trung Quốc phải dựa nhiều vào việc tìm kiếm bất hợp pháp công nghệ cao của nước ngoài nhằm đáp ứng công cuộc hiện đại hóa của họ.

Việc lấy cắp kĩ thuật tiên tiến, việc tiến hành các hoạt động phong phú của Bộ An ninh quốc gia qua ngả Hongkong được coi là an toàn, hợp lý và hiệu quả. Nhà nước yêu cầu Bộ An ninh quốc gia đóng vai trò tíc cực trong việc tìm kiếm kĩ thuật, công nghệ cho công cuộc hiện đại hóa kinh tế và quân sự.

(Còn tiếp)

Theo P.V (tổng hợp)
PetroTimes

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm