Sản phụ khoa

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

Tăng cân thời kỳ mang thai

(Vinmec) - Ăn uống đầy đủ và khoa học trong thời kỳ mang thai sẽ giúp thai nhi của bạn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Nhưng bạn thực sự cần bổ sung bao nhiêu dinh dưỡng khi có thai là hợp lý? Đây thực sự là câu hỏi rất nhiều người quan tâm.
Tăng cân thời kỳ mang thai
Tăng cân thời kỳ mang thai (Nguồn: Vinmec)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hương Linh - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Mặc dù bạn cần bổ sung thêm năng lượng, nhưng không cần thiết phải “ăn cho hai người’. Giai đoạn 3 tháng đầu bạn hạn chế tăng cân càng ít càng tốt. Ba tháng giữa bạn chỉ cần bổ xung thêm khoảng 300 – 350 calo/ngày và trung bình khoảng 400 – 450 calo/ngày ở 3 tháng cuối so với trước khi có thai, điều này sẽ giúp bạn tăng cân hợp lý trong suốt quá trình mang thai.

1. Bạn cần tăng bao nhiêu trong cả thai kỳ là hợp lý?

Bạn cần tăng bao nhiêu trong cả thai kỳ là hợp lý? Điều đó phụ thuộc vào chỉ số cân nặng của bạn trước khi mang thai [BMI = cân nặng(kg)/ chiều cao 2 (m)].

  • Nhẹ cân (BMI < 19,8): mức tăng hợp lý từ 13 kg đến 18 kg.
  • Cân nặng trung bình (BMI từ 19,8 đến 26): mức tăng hợp lý từ 11 kg đến 16 kg.
  • Thừa cân (BMI> 26): mức tăng hợp lý từ 7 kg đến 11kg.

Như vậy cân nặng của bạn trước khi mang thai càng nhiều thì cân nặng cần tăng khi có thai càng ít.

Thông thường trong 3 tháng đầu bạn chỉ nên tăng từ 1 đến 1,5 kg và khoảng 0,45kg/1 tuần trong giai đoạn sau của thai kỳ. Tuy nhiên những bà mẹ mang song thai nên tăng 18 đến 20 kg, có nghĩa phải tăng khoảng 0,7kg/tuần. Điều này rất quan trọng khi bạn chửa song thai vì cân nặng của bạn sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của bé vì sinh đôi thường dễ sinh non, nên bạn cần khoảng 3.000 đến 3500 calo/ngày.

Tăng cân thời kỳ mang thai
Cân nặng của bạn trước khi mang thai càng nhiều thì cân nặng cần tăng khi có thai càng ít

Cân nặng tăng thêm trong thời kỳ mang thai phân bố ở những đâu?

  • Sơ sinh: 3,5kg
  • Rau thai: 0,8 – 1,2kg
  • Nước ối: 0,8 – 1,2 kg
  • Tổ chức vú: 0,8 –1,2 kg
  • Tăng khối lượng tuần hoàn: 1,8 kg.
  • Dự trữ mỡ: 2 – 4 kg.
  • Tăng trọng lượng tử cung: 1 – 2,5 kg
  • Tổng cộng: 11 – 15,5kg.

Có an toàn nếu giảm cân khi mang thai?

Nếu bạn có cân nặng quá mức, khi có thai, có thể bác sĩ muốn bạn giảm cân. Bạn chỉ được giảm cân dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ. Nói chung bạn đừng cố gắng giảm cân hoặc ăn kiêng trong quá trình mang thai.

Làm thế nào để tăng cân hợp lý trong quá trình có thai?

Muốn tăng cân khi có thai, bạn nên thực hiện những lời khuyên sau:

  • Ăn từ 5 đến 6 bữa nhỏ mỗi ngày.
  • Bổ xung các đồ ăn như: nho, bánh quy, quả khô, kem, sữa chua
  • Có thể thêm dầu lạc, chuối, táo, khoai lang, cần tây rất tốt cho bà bầu
  • Sữa tách béo, trứng, ngũ cốc.
  • Tăng thêm một chút bơ hoặc fomat vào bữa ăn của bạn

Nhưng nhớ đừng bổ xung quá nhiều, bạn sẽ tăng cân quá mức.

Tăng cân thời kỳ mang thai
Muốn tăng cân khi có thai, bạn nên thực hiện những lời khuyên sau từ bác sĩ

Làm gì nếu bạn tăng cân quá mức

Nếu bạn tăng cân quá mức mà bác sĩ của bạn yêu cầu, bạn phải nói với bác sĩ điều đó và hầu hết các trường hợp muốn giảm cân sau sinh. Sau đây là những điểm cần lưu ý để làm chậm tốc độ tăng cân của bạn:

  • Nên tránh đồ ăn nhanh, nếu ăn hạn chế dùng nước sốt hoặc mayonnaise, phô mai...
  • Bạn cần bổ xung sữa hàng ngày nhưng tránh dùng sữa nguyên kem, dùng sữa tách béo, giảm calo. Nên dùng sữa chua.
  • Hạn chế đồ ăn ngọt và đồ uống có nhiều đường, nước dừa, nước mía. Nên dùng nước lọc, nước soda, nước khoáng.
  • Hạn chế tối đa những đồ ăn nhẹ ngọt và nhiều năng lượng như bánh quy, khoai tây chiên, mứt, mật ong.
  • Dùng vừa phải chất béo. Chất béo bao gồm mỡ động vật, dầu thực vật, bơ, phô mai, nước sốt....cố gắng hạn chế dầu ăn chuyển đổi.
  • Nấu ăn đúng cách. Đồ ăn rán với dầu bơ sẽ tăng thêm chất béo và calo. Nướng và luộc sẽ tốt hơn.
  • Tập thể dục: tập thể dục hợp lý sẽ tiêu hao bớt năng lượng. Đi bộ hoặc bơi sẽ an toàn cho bà bầu. Hãy làm theo lời khuyên của người hướng dẫn trước khi thực hiện bài thể dục.

Tăng cân hợp lý trong thời kỳ mang thai không chỉ giúp thai nhi phát triển tốt, đúng mức mà còn tránh nguy cơ bệnh cho mẹ trong thời kỳ mang thai, giúp giảm nguy cơ tai biến cho mẹ, con trong và sau sinh.

Tài liệu tham khảo.

Institute of Medicine: " Weight Gain During Pregnancy : Reexamining the Guidelines."

Mamun, A. Circulation, 2009; vol 119: pp 1720-1727.

Oken, E. American Journal of Obstetrics and Gynecology, 2007: vol 196: p 322 e1-8.

Barker, D. Journal of the American College of Nutrition, 2004; vol 23: pp 588S-95.

Bayol, S. British Journal of Nutrition, 2007; vol 98: pp 843-85.

NutritionMD: "Pregnancy and Nutrition."

Massachusetts General Hospital: "How Much Weight Should I Gain?"

Elizaberth M. Ward , MS, RD ; Matthew Brennab, WebMD . October 02,2012.

Tư vấn cách phòng tránh trầm cảm sau sinh
Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
Dạ Hương đồng hành cùng Hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp 2024

Dạ Hương đồng hành cùng Hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp 2024

(Dân trí) - Đồng hành Hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp 2024 trong vai trò nhà tài trợ, Dạ Hương mang đến gian hàng sản phẩm dung dịch vệ sinh Dạ Hương Daily Fresh ứng dụng khoa học...
Dạ Hương đồng hành cùng hội nghị sản phụ khoa

Dạ Hương đồng hành cùng hội nghị sản phụ khoa

(Dân trí) - Nhãn hàng Dạ Hương (Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh) vừa đồng hành cùng hai Bệnh viện sản phụ khoa hàng đầu Việt Nam trong hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp lần thứ 22, diễn...
Dạ Hương Daily Fresh được giới thiệu tại hội nghị sản phụ khoa

Dạ Hương Daily Fresh được giới thiệu tại hội nghị sản phụ khoa

(Dân trí) - Dung dịch vệ sinh phụ nữ thế hệ mới Dạ Hương Daily Fresh có chứa thành phần giúp cân bằng hệ vi sinh (Prebiotic), kết hợp nhóm thảo dược thiên nhiên, tăng cường khả năng dưỡng ẩm...
Đau vùng xương chậu cảnh báo ung thư sản phụ khoa

Đau vùng xương chậu cảnh báo ung thư sản phụ khoa

(Dân trí) - Cơn đau thường xuyên tại vùng xương chậu có thể liên quan đến các bệnh ung thư sản phụ khoa và đường tiết niệu.
Các nhà khoa học cập nhật những điểm mới trong điều trị sản phụ khoa

Các nhà khoa học cập nhật những điểm mới trong điều trị sản phụ khoa

(Dân trí) - Tiếp nối thành công của những lần hội nghị VFAP20 lần thứ 19, hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 20 đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh vào...
Thông tin chia sẻ
Đẻ không đau

Đẻ không đau

Có nên chọn đẻ bằng gây tê ngoài màng cứng không? Liệu nó có an toàn và ảnh hưởng gì đến em bé không, có gây ra biến chứng gì cho người mẹ không?
Tăng cân thời kỳ mang thai

Tăng cân thời kỳ mang thai

(Vinmec) - Ăn uống đầy đủ và khoa học trong thời kỳ mang thai sẽ giúp thai nhi của bạn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Nhưng bạn thực sự cần bổ sung bao nhiêu dinh...
Viêm mũi dị ứng khi mang thai

Viêm mũi dị ứng khi mang thai

Vợ tôi bị mắc chứng viêm mũi dị ứng được khoảng 3 năm hiện tại đang mang thai em bé 4 tháng nên điều trị bằng phương pháp nào để an toàn cho cả mẹ và thai nhi?
Ra dịch âm đạo khi mang thai

Ra dịch âm đạo khi mang thai

Chào bác sĩ. Hiện tại em đang mang thai tuần 32. 1 tuần trở lại đây em thấy âm đạo có dấu hiệu ra dịch lỏng như nước có mùi hôi tanh khó chịu. Màu hơi vàng. Nhưng âm đạo...
Đẻ mổ tối đa được mấy lần?

Đẻ mổ tối đa được mấy lần?

Khi phải đẻ mổ, điều các bà mẹ luôn băn khoăn là có thể sinh tối đa được mấy lần, và khoảng cách giữa các lần sinh là bao nhiêu để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cả...