Cơ xương khớp

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

Bạn đã hiểu đúng về cơn đau thắt ngực?

Đau thắt ngực là cơn đau hoặc khó chịu ở ngực xảy ra khi tim không nhận đủ lượng máu và ô-xy cần thiết. Trong một cơn đau thắt ngực, nhu cầu gia tăng về lưu lượng máu không được đáp ứng trong một thời gian ngắn. Khi không còn nhu cầu gia tăng về lưu lượng máu nữa, các triệu chứng đau thắt ngực cũng hết.
Bạn đã hiểu đúng về cơn đau thắt ngực?
Bạn đã hiểu đúng về cơn đau thắt ngực? (Nguồn: Vinmec)

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Quang Thắng - Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Đau thắt ngực là cơn đau hoặc khó chịu ở ngực xảy ra khi tim không nhận đủ lượng máu và ô-xy cần thiết. Trong một cơn đau thắt ngực, nhu cầu gia tăng về lưu lượng máu không được đáp ứng trong một thời gian ngắn. Khi không còn nhu cầu gia tăng về lưu lượng máu nữa, các triệu chứng đau thắt ngực cũng hết.

Cơn đau thắt ngực có cảm giác như thế nào?

Chứng đau thắt ngực và đau tim có cùng nguyên nhân cốt lõi: xơ vữa động mạch. Đó là sự tích tụ của các chất béo (mảng bám) trong các động mạch vành. Nếu một hoặc nhiều động mạch bị tắc một phần, khiến cho lượng máu chảy qua không đủ, bạn sẽ cảm thấy đau hoặc khó chịu ở ngực. Mặc dù cơn đau thắt ngực có thể đến rồi đi, nhưng đó là dấu hiệu của bệnh tim và có thể điều trị được. Thay đổi lối sống, dùng thuốc, các thủ thuật y khoa và phẫu thuật có thể giúp giảm nhẹ chứng đau thắt ngực.

Cơn đau thắt ngực thường chỉ kéo dài vài phút. Cảm giác khó chịu trong cơn đau thắt ngực thường nằm ở giữa ngực, phía sau xương ức. Đây là những cảm giác người ta mô tả về cơn đau thắt ngực:

  • Cảm thấy ngực tức hoặc nặng
  • Cảm thấy thở gấp (hoặc khó thở)
  • Cảm giác bị nén, bị ấn hoặc bỏng rát ở ngực
  • Sự khó chịu có thể lan đến cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày
  • Tê hoặc đau nhói dây thần kinh ở vai, cánh tay hoặc cổ tay
  • Khó chịu ở dạ dày

Cơn đau thắt ngực xuất hiện khi nào?

Bạn có thể bị đau thắt ngực khi...

  • Leo cầu thang hoặc mang vác đồ
  • Cảm thấy tức giận hoặc bối rối
  • Làm việc trong thời tiết rất nóng hoặc rất lạnh
  • Ăn quá nhiều trong một lúc
  • Quan hệ giới tính
  • Bị căng thẳng về cảm xúc
  • Luyện tập

Tôi có thể được làm những xét nghiệm chẩn đoán gì?

  • Các xét nghiệm máu
  • Điện tâm đồ (EKG hoặc ECG)
  • Nghiệm pháp vận động gắng sức
  • Thủ thuật thông tim
  • Chụp X-quang mạch vành

Chứng đau thắt ngực được điều trị như thế nào?

Bác sĩ có thể cho bạn dùng nitroglycerin. Đó là một loại thuốc làm giảm hoặc phòng ngừa đau ngực do chứng đau thắt ngực.

Nitroglycerine:

  • Có dạng viên nén nhỏ để đặt dưới lưỡi
  • Có dạng xịt, viên nang, miếng dán trên da hoặc thuốc mỡ
  • Không đắt tiền và có tác dụng nhanh

Nếu bạn đang dùng nitroglycerin:

  • Luôn trữ sẵn bên mình một lượng thuốc mới, niêm kín.
  • Luôn giữ các viên thuốc trong lọ đựng nguyên thủy của nó. Việc tiếp xúc với nhiệt, ánh sáng và không khí có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Hãy hỏi bác sĩ của bạn về việc mua lại đơn thuốc sáu tháng một lần. Các viên thuốc cũ có thể bị giảm nồng độ.

Tôi có thể làm gì với chứng đau thắt ngực?

Bạn có thể thay đổi cách sống và giảm bớt nguy cơ bị đau thắt ngực. Một số bước đơn giản sau đây có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn mỗi ngày:

  • Đến gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy bị đau thắt ngực
  • Bỏ thuốc lá và tránh hít phải khỏi thuốc thụ động
  • Ăn những bữa ăn có ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển dạng, cholesterol và muối
  • Kiểm soát huyết áp cao và mức cholesterol trong máu
  • Tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp
  • Tránh những hoạt động phải gắng sức
  • Học cách thư giãn và kiểm soát sự căng thẳng
  • Gọi cho bác sĩ nếu cơn đau thắt ngực của bạn thay đổi, chẳng hạn khi bạn bị đau thắt ngực khi đang nghỉ ngơi hoặc nếu cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Một cơn đau tim diễn ra như thế nào?
Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
Nhiều người trẻ bị cơ xương khớp, đau vai gáy vì thói quen này

Nhiều người trẻ bị cơ xương khớp, đau vai gáy vì thói quen này

(Dân trí) - Theo PGS.TS Lê Mạnh Cường, Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Học Viện Y học Cổ truyền Trung ương), ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh cơ xương khớp, đau vai gáy, cột sống... vì ngồi nhiều.
Phương pháp Chiropractic điều trị đau cơ xương khớp

Phương pháp Chiropractic điều trị đau cơ xương khớp

(Dân trí) - Chiropractic (hay trị liệu thần kinh cột sống) là phương pháp không dùng thuốc hay phẫu thuật để cải thiện tình trạng đau cơ xương khớp.
Bệnh cơ xương khớp khi thời tiết chuyển mùa

Bệnh cơ xương khớp khi thời tiết chuyển mùa

Thời tiết thay đổi đột ngột, nền nhiệt độ xuống thấp trong mùa đông là một trong những nguyên nhân khiến gia tăng bệnh cơ xương khớp, đặc biệt là ở người già. Điều đáng nói hơn, đây là căn...
USAC Chiropractic ra mắt chương trình cộng đồng cho người bệnh cơ xương khớp

USAC Chiropractic ra mắt chương trình cộng đồng cho người bệnh cơ xương khớp

(Dân trí) - Lần đầu tiên tại Việt Nam, một chương trình với mục tiêu trao cơ hội điều trị hoàn toàn miễn phí dành cho bệnh nhân mắc các bệnh lý cơ xương khớp đã được thực hiện với...
Nơi bệnh nhân cơ xương khớp trao gửi niềm tin

Nơi bệnh nhân cơ xương khớp trao gửi niềm tin

Cho đến thời điểm này, Trung tâm xương khớp, chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng (Trung tâm Cơ xương khớp) của Bệnh viện E Hà Nội vẫn là mô hình tích hợp đầu tiên và duy nhất...
Thông tin chia sẻ
Bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương

Loãng xương không có triệu chứng rõ ràng và thường khi có triệu chứng thì đã ở mức độ nặng. Loãng xương gây rất nhiều tác hại cho sức khoẻ và sinh hoạt, thậm chí dẫn tới tử vong.
Bạn đã hiểu đúng về cơn đau thắt ngực?

Bạn đã hiểu đúng về cơn đau thắt ngực?

Đau thắt ngực là cơn đau hoặc khó chịu ở ngực xảy ra khi tim không nhận đủ lượng máu và ô-xy cần thiết. Trong một cơn đau thắt ngực, nhu cầu gia tăng về lưu lượng máu không được...
Kỳ tích sau… 40 năm

Kỳ tích sau… 40 năm

Anh Nguyễn Trọng Dũng, 43 tuổi, Khối 1 Thị trấn Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An phải chờ đến... 40 năm để có đôi chân bình thường.
Tìm hiểu về bệnh Gout

Tìm hiểu về bệnh Gout

Để phòng tránh cũng như khống chế bệnh một cách hiệu quả nhất thì người bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải thăm khám thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị kéo dài: Thời gian...
Có bệnh teo cơ Delta?

Có bệnh teo cơ Delta?

(vietnamnet.vn) Trong y văn thế giới, không có “bệnh teo cơ Delta”, chỉ có triệu chứng teo cơ Delta (deltoid muscle atrophy) và triệu chứng này được thấy ở nhiều loại bệnh khác nhau.