Chớ nên thiên vị con

Cha mẹ nào cũng nói mình yêu thương các con như nhau. Nhưng chỉ cần thăm dò chút xíu thôi bạn sẽ phát hiện ra rằng họ có thiên vị đấy.

Tại sao?

 

Có nhiều nguyên nhân. Một người mẹ mà bản thân là con lớn trong gia đình có khuynh hướng thông cảm với đứa con đầu của mình. Hoặc bạn dễ bực bội với đứa con nhắc lại những đặc điểm không hay ở người chồng mình đã ly thân.

 

Nên làm gì?

 

Tìm hiểu xem tại sao trẻ lại khó gần như vậy. Hãy cố gắng quan tâm đến đứa trẻ ít được ưu ái hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn giảm bớt thời gian và sự quan tâm của mình cho đứa trẻ vẫn được cưng đâu nhé.  

 

Khi một đứa trẻ ốm

 

Trẻ con thường trở nên nhõng nhẽo qua những đợt ốm vì bạn dành phần lớn thời gian bên chúng, quan tâm đặc biệt hơn đến chúng. Do đó khi con ốm, bạn nên:

 

- Vẫn dành thời gian cho từng trẻ

 

- Tránh coi trẻ đang ốm là “trung tâm sự chú ý”

 

- Giải thích cho các con biết anh/chị/em đang ốm của chúng được chăm sóc nhưng không có nghĩa là được yêu thương nhiều hơn.

 

Bạn phạm lỗi thiên vị khi:

 

- Luôn thấy mình chỉ quan tâm đến một trẻ

 

- Dành nhiều thời gian giúp đỡ trẻ đó

 

- Thường xuyên bỏ qua lỗi cho con

 

- Tỏ rõ sự yêu thương với đứa con đó

 

- Dồn hết tâm trí vào “cưng của mẹ” từ ngày này qua ngày khác

 

 Chống thiên vị

 

- Không so sánh (nếu có cũng không được nói điều ấy với con)

 

- Khen ngợi kết quả học tập tốt của các con, những cố gắng mà con đạt được.

 

- Chia đều thời gian cho các con.

 

- Không bàn luận lỗi của trẻ này với trẻ khác.

 

- Giao trách nhiệm cho mỗi trẻ.

 

- Tân trọng suy nghĩ của trẻ để chúng bày tỏ ý kiến và cảm xúc của mình.

 

- Mong đợi những điều tốt đẹp nơi con cái.

 

Theo Người nội trợ

Dòng sự kiện: Nuôi dạy con cái
Đọc thêm