Đại biểu Quốc hội cảnh báo tỷ lệ nợ công vượt trầnDù số liệu mới nhất về nợ công của năm 2015 chỉ ở mức 61,3% GDP (trong phạm vi cho phép – dưới 65%) nhưng các đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu tính cả nợ của các doanh nghiệp nhà nước, nợ bảo hiểm, nợ ngân hàng thương mại, nợ đọng xây dựng cơ bản thì “tỷ lệ nợ công đã vượt trần”.
Tỷ lệ nợ công của Việt Nam sẽ chạm đỉnh năm 2016Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, nợ công của Việt Nam đến cuối năm 2014 là 60,3% GDP và theo kế hoạch đến năm 2016 sẽ tăng lên mức cao nhất là 64,9% GDP, các năm sau đó sẽ giảm dần, đến năm 2020 còn khoảng 60,2% GDP.
Đại biểu Quốc hội: “Có phải chúng ta tiêu hết tiền của 6 năm về sau không?"Phân tích về cơ cấu tỷ lệ nợ công 65% GDP, đại biểu Nguyễn Đức Kiên đã đặt câu hỏi như vậy và nhấn mạnh yếu tố nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách.
Phó Thủ tướng: Nợ công 62%, gần đụng giới hạn cho phépPhó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, tỷ lệ nợ công đang tăng cao hơn tốc độ tăng GDP và hiện nay đã đến 62% GDP, gần đụng giới hạn Quốc hội cho phép là 65% GDP.
Nợ công đã chạm trầnTỷ lệ nợ công vẫn ở dưới mức cho phép nhưng đã chạm mức trần. Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cho hay, điều này phản ánh tình hình nợ công đang ở mức rất khó khăn.
Nợ công tăng thêm 250.000 tỉ đồng mỗi nămTheo BVSC, mặc dù tỷ lệ nợ công/GDP không thay đổi nhưng với tốc độ tăng GDP danh nghĩa bình quân trên 10% mỗi năm, quy mô nợ công hàng năm trên thực tế có thể tăng thêm khoảng trên 250.000 tỉ đồng.
Nợ công vượt 3,1 triệu tỷ đồng vào cuối năm nayTheo báo cáo của Chính phủ, dự kiến cuối năm 2017, con số nợ công khoảng 3,13 triệu tỷ đồng (năm 2016 mới chỉ 2,86 triệu tỷ đồng). Tỷ lệ nợ công vào khoảng 62,6%GDP và sẽ tiếp tục tăng lên mức 63,9%GDP vào cuối năm 2018.
Theo một số cách tính, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đã vượt mức 100%Đến cuối năm 2015, dư nợ công tuyệt đối của Việt Nam khoảng 2,6 triệu tỷ đồng, ở mức 62,2% GDP, tuy nhiên, căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tế, nhiều chuyên gia đưa ra ước tính và cho rằng tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đã vượt mức 100%.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Ngân sách tiết kiệm 3.000 tỷ đồng nhờ cắt hàng nghìn đầu mối làm việcTheo Bộ trưởng Bộ Tài chính, năm 2019 ngành Tài chính đã hoàn thành nhiệm nhiệm vụ được giao trong đó có nhiệm vụ cắt giảm số phòng ban, đầu mối làm việc, giúp giảm nguồn chi cho ngân sách Nhà nước. Năm 2019 với sự tham mưu của Bộ Tài chính, Chính phủ đã giữ được tỷ lệ nợ công ổn định, cơ cấu lại nguồn vay hợp lý.
Tính lại GDP: Số liệu tăng mạnh, lưu ý tính hiệu quả của nợ côngVới việc tính thêm khu vực kinh tế chưa quan sát được vào GDP thì tổng quy mô nền kinh tế Việt Nam hiện đã vượt trên 300 tỷ USD, theo đó tỷ lệ nợ công/GDP giảm mạnh. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước, nợ công sau hàng loạt bài học đau xót cần được lưu ý hơn.
Thủ tướng: Nợ công xuống mức 61%, nên tìm thêm nguồn vay ODA?Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gợi ý, khi quy mô nền kinh tế đã tăng lên trên 5 triệu tỷ đồng thì tỷ lệ nợ công/GDP giảm xuống, còn 61% thì liệu đây có phải dư địa để xin chủ trương tiếp tục tìm nguồn ODA phù hợp để đầu tư, phát triển hạ tầng?
Nợ công - Vẫn không đủ cơ sở xác định con số thựcXem xét việc quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014, Bộ Tài chính khẳng định, tỷ lệ nợ công vẫn trong giới hạn nhưng Kiểm toán nhà nước nêu lo ngại, nợ công tăng nhanh, dư nợ tăng đến 17,1% so với năm trước đó. Cơ quan quản lý cũng chưa cung cấp đủ bằng chứng để xác định số nợ…