1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Xu hướng phân phối sản phẩm độc quyền của các “ông lớn” trong thị trường thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển sôi động với doanh thu đạt mức 2,7 tỷ USD (2014) và dự báo cán mốc 4 tỷ USD trong 2015 (thống kê của Bộ công thương năm 2014). Và trong cuộc đua thiết lập thị phần, các doanh nghiệp TMĐT không ngừng cải tiến dịch vụ để gia tăng lợi thế cạnh tranh. Trong đó, phân phối sản phẩm độc quyền đang là xu hướng mới mà các “ông lớn” trong thị trường TMĐT đang nhắm tới.

Gia tăng lợi thế cạnh tranh

Theo nghiên cứu gần đây của WeAreSocial, Việt Nam là một trong những nước đi đầu Đông Nam Á về tốc độ phát triển internet và sử dụng smartphone với 36% dân số sử dụng internet, 22% sử dụng mạng xã hội, 20% sử dụng smartphone.  Do đó, TMĐT đang là mảnh đất khá màu mỡ tại thị trường Việt Nam.

Xu hướng phân phối sản phẩm độc quyền của các “ông lớn” trong thị trường thương mại điện tử - 1

TMĐT Việt Nam trong vòng 3 năm qua chứng kiến sự đổ bộ của nhiều doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh mẽ đã nhanh chóng thiết lập một trật tự mới trong lĩnh vực này. Trong đó, Lazada là một ví dụ thành công điển hình. Tham gia thị trường Việt Nam từ năm 2012, Lazada chỉ mất 3 năm để chiếm vị trí số 1 thị trường bán lẻ trực tuyến với 36,1% thị phần.

Tuy nhiên, để tiếp tục chinh phục thị trường mà theo ông Alexander Dardy - Giám Đốc Điều Hành của Lazada Việt Nam cho rằng còn khá mới mẻ và nhiều thách thức thì Lazada buộc phải không ngừng thay đổi, hoàn thiện hơn nữa. Trong năm 2015, Lazada cũng đã đưa ra 3 cam kết chiến lược để thực hiện mục tiêu này, bao gồm: cam kết giá cạnh tranh, cam kết miễn phí hoa hồng cho nhà bán hàng và cam kết không khoan nhượng với hàng giả hàng nhái.

Ngoài ra, Lazada còn đẩy mạnh hình thức phân phối độc quyền với sản phẩm ngày càng đa dạng bên cạnh mô hình “sinh thái điện tử”. Điều này cho thấy động thái mới của Lazada trong cuộc cạnh tranh giành thị phần trong lĩnh vực TMĐT. Mặt khác, đây cũng là xu thế của các “ông lớn” trong ngành TMĐT. Điển hình là Zalora với thế mạnh phân phối các sản phẩm thời trang thì ngoài phát triển thương hiện thời trang độc quyền Ezra by Zalora còn là nhà phân phối trực tuyến duy nhất của River Island - thương hiệu thời trang Anh Quốc tại khu vực Đông Nam Á. Hay như Foodpanda hợp tác độc quyền với BBQ Chicken, Ding Tea.

Người dùng hưởng lợi

Với hình thức phân phối độc quyền, kênh mua sắm có thể mang lại cho khách hàng trực tuyến của mình cơ hội mua sắm những sản phẩm độc đáo chỉ có riêng tại đây mà không có tại bất kỳ kênh phân phối nào khác. Nổi bật nhất trong thời gian qua là việc Lazada phân phối độc quyền sản phẩm chống lão hóa Idealia của nhãn hàng Vichy vào đầu năm 2015.

Đây là sản phẩm rất được ưa chuộng tại thị trường Châu Âu và tại Việt Nam. Tính đến nay, sản phẩm này đã nhận được sự yêu thích của hơn 50.000 khách hàng trên cả nước, doanh số bán ra trên Lazada.vn đạt trên 130%; là một trong những sản phẩm thành công của Vichy khi lần đầu tiên ra mắt và bán tại thị trường thương mại điện tử của Việt Nam. Sản phẩm tiếp theo là Alcatel Flash Plus và Lenovo A7000, cả hai đều bán hết tất cả chỉ sau vài tiếng mở bán sản phẩm. Sau đó, Lazada đặt mối quan hệ hợp tác độc quyền với: máy khoan Bosch, Samsung Galaxy Pink A3/A5 màu hồng, Sữa tắm bùn khoáng Nivea, Bóng đèn Philips, Điện thoại HTC M8 2.

Xu hướng phân phối sản phẩm độc quyền của các “ông lớn” trong thị trường thương mại điện tử - 2

Những sản phẩm này cũng được Lazada chọn lọc nghiêm ngặt nhằm đảm bảo các yêu cầu: chất lượng, giá cả, nguồn gốc xuất xứ, sự độc đáo để đảm bảo đúng kỳ vọng và mong muốn của khách hàng khi “săn hàng độc”. Bên cạnh đó, nhân viên tư vấn sản phẩm của Lazada cũng hiểu rõ hơn về tính năng sản phẩm để tư vấn tốt hơn cho người dùng. Ngược lại, khi chọn được kênh phân phối độc quyền, doanh nghiệp cũng có điều kiện tối ưu quá chuỗi cung ứng và dễ kiểm soát, quản lý chất lượng của sản phẩm, giảm chi phí đến sản phẩm đến tay người dùng rẻ hơn. Mặt khác, doanh nghiệp cũng sẽ nỗ lực để cung ứng sản phẩm của mình với chất lượng tốt nhất vì họ biết rằng, nguồn khách hàng của họ đang quy tụ ở một nơi với số lượng lớn và họ có thể đồng loạt phản hồi về sản phẩm. Như vậy, khi cả hai phía nhà sản xuất và nhà phân phối đều nỗ lực mang đến sản phẩm tốt, chất lượng dịch vụ ưu đãi thì đối tượng hưởng lợi lớn nhất vẫn là người dùng.

Được biết, trong đợt Online Revolution - cách mạng mua sắm trực tuyến của Lazada (diễn ra từ ngày 11-11 đến 12-12), Lazada đã công bố thêm những sản phẩm độc quyền gồm: Meizu M2 Note 32GB, Lenovo A6010, Alcatel Flash 2, Sony Z5 Compact (độc quyền màu vàng/ hồng), Philip HD 3060. Chắc chắn, những sản phẩm này sẽ tiếp tục tạo nên những cuộc cách mạng mua sắm mới, góp phần vào sự thành công trong chiến lược giành thị phần TMĐT của “ông lớn” này.