1. Dòng sự kiện:
  2. Giải chạy Unique Nha Trang H-Marathon 2024

Thể thao Việt Nam chờ cú hích từ HCV Olympic 2016 của Xuân Vinh

(Dân trí) - Sau kỳ Olympic lịch sử của đoàn thể thao Việt Nam (TTVN), điều mà nhiều người quan tâm là thành tích huy hoàng của Xuân Vinh sẽ trở thành cú hích lớn hay không. Tấm HCV có tạo nên bước chạy đà, tạo bàn đạp cho TTVN hướng tới tương lai hay không.

Không chỉ có bắn súng, mà các môn trọng điểm khác sẽ được quan tâm hơn như thế nào. Những nhà hoạch định chiến lược cho TTVN cần tiếp tục xây dựng đại lộ bằng một kế hoạch dài, chắc, sâu, rộng” rao sao…

Theo Nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao Nguyễn Hồng Minh, trong thi đấu thể thao luôn có thành công và thất bại. Thành công của TTVN ở Olympic 2016 thì quá rõ rồi, còn thất bại thì cần phải được các nhà quản lý nhìn ra. Đó là việc các môn trọng điểm chưa được đầu tư đúng mức, dù ai cũng biết rằng ở hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam chúng ta khó có thể đòi hỏi hơn. Nhưng muốn “tấn công” đấu trường Olympic thì TTVN buộc phải làm quyết liệt. Đây sẽ là bài toán nan giải bởi không dễ thay đổi được cơ chế và sự quan tâm của xã hội với thể thao.


TTVN cần có những đầu tư trọng điểm hơn để có được thành quả rực rỡ như của Xuân Vinh

TTVN cần có những đầu tư trọng điểm hơn để có được thành quả rực rỡ như của Xuân Vinh

Về mặt tích cực nhất, kết quả thành tích của Hoàng Xuân Vinh đã làm nâng cao vị thế của thể thao Việt Nam. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, với tấm HCV của Hoàng Xuân Vinh, có trở thành bước ngoặt cho nền thể thao nước nhàm, khi mà đầu tư cho thể thao tưởng sẽ dễ nhưng lại vô cùng khó, khó bởi bài toán kinh phí và rất nhiều vấn đề khác.

Rất nhiều VĐV ở môn bắn súng nói rằng họ thậm chí còn không có đạn để tập, đồng nghĩa với việc không có nhiều cơ hội để cọ xát, hoàn thiện mình. Ngoài bắn súng, những mũi nhọn khác của TTVN như đấu kiếm, judo, đua thuyền, TDDC... cũng ở trong tình trạng thiếu kinh phí trầm trọng.

Được biết, sau Olympic, bắn súng nhiều khả năng sẽ được rót kinh phí lớn hơn cho những chuyến tập huấn (trước đó mỗi năm chỉ có khoảng 200.000 USD cho tất cả mọi hoạt động). Thế nhưng, việc bắn súng có được quan tâm hơn thì một số môn khác sẽ lại gặp khó khăn. TTVN vẫn tồn tại một thực tế, khi môn này được đầu tư, thì môn khác sẽ bị co lại. Đơn cử như khoảng 4 năm qua, chỉ mình kình ngư Ánh Viên được “bơm” khoảng 4 tỷ đồng mỗi năm, những VĐV bơi lội khác đương nhiên sẽ được đầu tư ít hơn.

Theo ông Nguyễn Hồng Minh, chúng ta có thể nhìn thấy rằng nếu như những VĐV viên ưu tú khác đều được chăm sóc tốt sẽ có những tiến bộ cao.

“Tôi chỉ nói một việc thôi, Nguyễn Thị Ánh Viên là một bài học rút ra để tuyển chọn được tài năng, đưa đến nơi tập luyện tốt nhất một cách có hệ thống. Và mặc dù Ánh Viên chưa đạt được mục tiêu là vào dự chung kết 8 người hàng đầu thế giới của Olympic nhưng rõ ràng thành tích của cháu là vô cùng đáng khâm phục. Tôi cho rằng quá trình đầu tư của Ánh Viên, sự kết hợp giữa Trung ương và quân đội và tập ở những nơi tốt nhất để được tập luyện và chăm sóc thì đó là một bài học.

Nhưng bài học ấy cũng không thể kéo dài mãi được, mà đối với thể thao Việt Nam cần phải xây dựng lại hệ thống, hay những Trung tâm huấn luyện của chúng ta phải xây dựng lại để có đủ những điều kiện về việc tập luyện, thi đấu và đặc biệt là chăm sóc cho các vận VĐV từ vấn đề hồi phục cho đến vấn đề y học, về chấn thương, về tâm lý, ứng dụng khoa học”, Nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao Nguyễn Hồng Minh chia sẻ.

Từ Brazil, Trưởng đoàn Trần Đức Phấn (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT) nhấn mạnh: “Olympic 2016 có cả thành công và thất bại với TTVN. Chúng ta thành công khi có HCV lần đầu tiên trong lịch sử, nhưng có nhiều VĐV đã đạt thành tích không tốt. Sắp tới chúng tôi sẽ rút ra những bài học để tiếp tục có kế hoạch đầu tư cho các môn trọng điểm hướng tới Olympic 2020”.

L.C

Dòng sự kiện: Olympic Rio 2016