1. Dòng sự kiện:
  2. Giải chạy Unique Nha Trang H-Marathon 2024
  3. Vòng chung kết giải U23 châu Á 2024

Những thống kê thú vị bên lề AFF Cup

(Dân trí) - Đến hẹn lại lên, người hâm mộ ở Đông Nam Á lại sắp được trải qua gần 1 tháng sống cùng không khí sôi động với trái bóng ở AFF Cup 2012. Lịch sử 16 năm của giải đấu cũng đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong tâm trí các CĐV.

AFF Cup được thành lập vào năm 1996 do sáu thành viên của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) lập ra, khi ấy ba nước Đông Dương và Myanmar chưa phải là thành viên của AFF. Giải đấu ban đầu được gọi là Tiger Beer cho đến năm 2004. Năm 2007 và 2008 giải đấu mang tên thuần túy AFF Cup  và từ năm 2010 cho đến nay được gắn thêm tên nhà tài trợ Suzuki thành AFF Suzuki Cup.

Năm 2007 cũng là lần duy nhất AFF Cup phá lệ tổ chức vào năm lẻ khi không theo thông lệ 2 năm một lần. Do những vấn đề trục trặc trong khâu tổ chức nên thay vì tổ chức AFF Cup vào cuối năm 2006 thì AFF đã quyết định giải đấu này được tổ chức vào đầu năm 2007.

AFF đã trải qua được 9 kỳ

AFF đã trải qua được 9 kỳ

Việt Nam từng có hai cầu thủ được bình chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất giải. Đó là tiền vệ Nguyễn Hồng Sơn năm 1998 khi giải đấu được tổ chức tại Việt Nam và đội chủ nhà đã về nhì sau khi thua Singapore “bằng cái lưng” của Sasi Kumar. Năm 2008 khi Việt Nam đăng quang ngôi vô địch, thủ môn Dương Hồng Sơn đã trở thành cầu thủ Việt Nam thứ hai nhận vinh dự này.

Mặc dù đã tổ chức chín lần nhưng mới chỉ có bốn đội bóng vô địch AFF Cup, gồm Singapore và Thái Lan, Việt Nam, Malaysia. Trong đó, Singapore vô địch nhiều nhất (4 lần là 1998, 2004, 2007, 2012), Thái Lan có ba lần (1996, 2000, 2002), còn Việt Nam (2008) và Malaysia (2010) mỗi đội có một lần vô địch.

Singapore vô địch đều đặn nhất, họ vô địch AFF lần 2 (1998), lần 5 (2004), lần 6 (2007), lần 9 (2014). Trong khi đó Thái Lan có thể nói đã thống trị giai đoạn đầu giải đấu này, họ vô địch lần 1, lần 3 (2000) và lần 4 (2002). Tuy nhiên đến nay cũng đã tròn 12 năm kể từ lần lên ngôi gần nhất của Thái Lan.

Indonesia là đội về nhì nhiều nhất, họ đã bốn lần vào chung kết nhưng đều thất bại. Liên tiếp ba kỳ AFF Cup từ 2000 tới 2004, đội bóng xứ vạn đảo đều vào chung kết song đã thua Thái Lan (2 lần) và Singapore. Năm 2010 họ đã thất bại trước Malaysia trong việc tiến đến ngôi vương. Indonesia cũng là đội duy nhất lọt vào trận chung kết 3 kỳ AFF Cup liên tiếp.
Việt Nam đăng quang năm 2008

Việt Nam đăng quang năm 2008

Trong khi Việt Nam và Malaysia là hai đội cùng có nhiều huy chương đồng nhất, với 2 lần. Việt Nam về thứ 3 vào các năm 1996, 2002. Trong khi đó Malaysia về thứ ba vào các năm 2000, 2004. Từ năm 2007, không còn trận đấu tranh hạng ba nên các đội bóng thất bại tại bán kết sẽ không có huy chương.

Tiền đạo Noh Alam Shah chính là cầu thủ ghi bàn xuất sắc nhất ở AFF Cup, anh đã có 17 bàn thắng. Năm 2007, chân sút của Singapore ghi đến 10 bàn và giành danh hiệu Vua phá lưới. Đây là số bàn thắng nhiều nhất mà một Vua phá lưới có thể đạt được tại một kỳ AFF Cup. Điều thú vị là trong 10 bàn thắng của Alam Shah có được thì có tới 7 bàn ghi được trong trận đấu với Lào, một trận đấu mà Singapore đã thắng tới 11-0.

Năm 2008 là năm duy nhất mà danh hiệu Vua phá lưới dành cho nhiều hơn một cầu thủ. Tại giải này, có tới ba cầu thủ là Budi Sudarsono (Indonesia), Agu Casmir (Singapore), Teerasil Dangda (Thái Lan) cùng có 4 bàn thắng và cùng chia sẻ danh hiệu Vua phá lưới. Đây là số bàn thắng ít nhất của các Vua phá lưới, ngang bằng với số bàn thắng của Vua pha lưới Myo Hlaing Win (Myanmar) năm 1998.

Tổng cộng đã có 625 bàn thắng sau 9 giải đấu được tổ chức. Thái Lan là đội thi đấu nhiều nhất, họ đã có 48 trận và cũng là đội có nhiều chiến thắng nhất với 25 trận. Trong khi Đông Timor và Brunei là các đội thi đấu ít nhất, mới có 4 trận.  Đông Timor còn chưa thắng được trận nào ở AFF Cup. Thực tế thì đội bóng này mới tham dự được 1 lần và các lần gần đây họ đã không vượt qua được vòng sơ loại. Tuy nhiên họ cũng đã ghi được 2 bàn, nhiều hơn 1 bàn so với Brunei, đội mới chỉ có 1 bàn thắng ở AFF Cup.

Các chân sút Indonesia hoạt động tốt nhất với 126 bàn thắng, ngoài đội bóng này chỉ có Thái Lan (110 bàn) và Việt Nam (101) là có trên 100 bàn thắng. Trong khi đó Lào là đội bóng bị thủng lưới nhiều nhất, họ để lọt lới 117 bàn. Đội bóng có cũng hiệu số bàn thắng bại kém nhất (- 97), bên cạnh đó Lào còn cùng với Philippines là những đội thua nhiều nhất ( 23 thất bại). Thái Lan và Việt Nam là hai đội hòa nhiều nhất (11 trận).

Phù Sa

Dòng sự kiện: AFF Cup 2014