1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

[Videographics] Vì sao Nga quyết không buông chiến trường Syria?

Mặc dù tuyên bố không ủng hộ chính quyền Assad vô điều kiện, nhưng Nga phản đối một cuộc lật đổ bằng vũ lực có khả năng càng khiến tình hình khu vực thêm bất ổn và tăng cường sức mạnh cho các nhóm Hồi giáo cực đoan.

Nga vẫn tiếp tục ủng hộ và cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy Syria từ khi cuộc nổi dậy tại đây nổ ra hồi tháng 3/2011.

Cùng với Trung Quốc, Nga đã chặn mọi mục tiêu gây áp lực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên tổng thống Syria Basha al-Assad.

Quan hệ mật thiết giữa Nga và chính quyền Damascus đã bắt đầu từ thời Xô Viết. Sau khi giành được độc lập năm 1946, Syria đã ly khai với phương Tây và quay sang Liên Xô (cũ) để tìm sự hỗ trợ. Đổi lại, quân đội Liên Xô cũng tìm cách gây dựng ảnh hưởng tại khu vực này.

Nhờ có chung các quy tắc chủ nghĩa xã hội lâu đời, Nga đã thiết lập quan hệ đồng minh với đảng Baath của Syria - đảng này sau đó đã nổi lên nắm quyền năm 1963.

Hiện nay, chính quyền Moskva cho biết quan hệ mật thiết với Syria chỉ còn là quá khứ.

Mặc dù tuyên bố không ủng hộ chính quyền Assad vô điều kiện, nhưng Nga phản đối một cuộc lật đổ bằng vũ lực có khả năng càng khiến tình hình khu vực thêm bất ổn và tăng cường sức mạnh cho các nhóm Hồi giáo cực đoan.

Chính quyền Moskva cũng có những lợi ích riêng cần bảo vệ tại khu vực Trung Đông; có thể kể đến các khoản đầu tư vào Syria và các thỏa thuận mua bán vũ khí có giá trị.

Căn cứ hải quân duy nhất thuộc Địa Trung Hải của Nga cũng được đặt tại cảng Tartus của Syria./.

Không quân Nga không kích một cơ sở của IS ở tỉnh Idlib, Syria. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Không quân Nga không kích một cơ sở của IS ở tỉnh Idlib, Syria. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo (Vietnam+)

http://www.vietnamplus.vn/videographics-vi-sao-nga-quyet-khong-buong-chien-truong-syria/369658.vnp

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm