1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Vì sao Trung Quốc ngang ngược triển khai tên lửa lên đảo Phú Lâm?

(Dân trí) - Chỉ vài tuần sau khi tàu chiến Mỹ tuần tra tại một hòn đảo mà Trung Quốc trái phép đòi chủ quyền ở Hoàng Sa, Bắc Kinh đã ngang ngược đưa tên lửa đất đối không (SAM) tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo này. Vậy đâu là lý do Trung Quốc lựa chọn đảo Phú Lâm ở làm điểm triển khai tên lửa đầu tiên?

Trung Quốc đã ngang ngược triển khai hệ thống tên lửa phòng không đến đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam. (Ảnh: Dailymail)
Trung Quốc đã ngang ngược triển khai hệ thống tên lửa phòng không đến đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam. (Ảnh: Dailymail)

Đảo Phú Lâm là một phần thuộc nhóm đảo An Vĩnh, thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Đảo này nằm cách đảo Hải Nam, nơi Trung Quốc đặt một trong những căn cứ tàu ngầm, khoảng 400km. Theo một số báo cáo, đảo Phú Lâm không có nguồn tài nguyên thiên nhiên dự trữ. Trước đây, Trung Quốc trái phép đã cho xây dựng cảng, đường băng và bãi đỗ trực thăng trên đảo này vào năm 1990.

Cuối năm ngoái, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa các máy bay chiến đấu hiện đại J-11 tới đây, qua đó nâng cao khả năng kiểm soát trái phép không phận xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Với sự hỗ trợ từ các máy bay chiến đấu cánh từ đảo Hải Nam, những phi đội J-11 có thể dễ dàng tiến sâu vào Biển Đông. Từ góc độ chiến lược của Trung Quốc, việc triển khai tên lửa HQ-9 SAM là một biện pháp mang tính phòng vệ để bảo vệ các loại máy bay và tàu chiến của nước này trên đảo Phú Lâm. Tuy nhiên, đây cũng là cách bảo vệ những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ phi lý của Bắc Kinh với lý do tự vệ.

Không như quần đảo Trường Sa, nơi có nhiều nước tranh chấp chủ quyền, quần đảo Hoàng Sa chủ yếu liên quan tới Trung Quốc và Việt Nam. Do vậy, đây là khu vực ít có nguy cơ xảy ra xung đột hơn. Ngoài ra, nếu Bắc Kinh đưa tên lửa hiện đại lên những hòn đảo nhân tạo mới được hoàn thành như bãi Chữ Thập hay bãi Xu Bi ở quần đảo Trường Sa, hành động đó sẽ gây ra nhiều lo ngại hơn với các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Điều mà Trung Quốc muốn lúc này là từ từ bình thường hoá những hoạt động đưa vũ khí lên các đảo mà nước này đang kiểm soát ở Biển Đông.

Một khả năng khác cũng được giới quan sát tính đến đó là việc Trung Quốc có vẻ như đã tự tin đủ sức đương đầu với tình trạng leo thang cạnh tranh quân sự ở Đông Nam Á. Bắc Kinh từ chối nhượng bộ để đáp ứng những động thái của Mỹ nhằm ngăn chặn sự tăng cường hiện diện của nước này ở Biển Đông, ví dụ như các hoạt động tuần tra bảo đảm tự do hàng hải thời gian qua của Hải quân Mỹ. Tên lửa đặt trên đảo Phú Lâm sẽ không chỉ bảo vệ căn cứ của Trung Quốc ở đây, mà còn đe doạ tới các chuyến bay quân sự của Mỹ trong khu vực 160km xung quanh đảo.

Có thể nói Trung Quốc coi đảo Phú Lâm là viên đá đầu tiên trong mưu đồ mở rộng mạng lưới các căn cứ quân sự tại các khu vực mà nước này đòi chủ quyền ở Biển Đông. Nếu Trung Quốc ngang ngược triển khai tên lửa SAM ở toàn bộ các đảo ở Hoàng Sa, các phi đội chiến đấu tới những hòn đảo lớn hơn, ưu thế quân sự này sẽ giúp Bắc Kinh bao trọn được gần như toàn bộ Biển Đông, đe doạ tới vấn đề tự do hàng hải và hàng không.

Kể từ khi không có quốc gia láng giềng nào trong khu vực có thể theo kịp tốc độ phát triển quân sự hoặc có đủ năng lực để cản trở quá trình này ở những căn cứ mới tại Biển Đông, Trung Quốc tin rằng các quốc gia sẽ trở nên trung lập hơn trong thời gian tới. Có ý kiến cho rằng mục tiêu của Trung Quốc là được tất cả các quốc gia trong khu vực chấp nhận vị trí quan trọng của họ đối với nền kinh tế toàn cầu và tại Biển Đông, nơi có hàng chục nghìn lượt tàu thương mại đi qua mỗi năm và hàng chục chuyến bay quốc tế bay qua mỗi ngày.

Nếu Trung Quốc tiếp tục ngang ngược đưa vũ khí hiện đại ra các khu vực ngoài Biển Đông, cán cân quyền lực trong khu vực sẽ thay đổi. Đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào chiến lược của Mỹ, quốc gia đã có nhiều biện pháp ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh từ sau Thế chiến II.

Ngọc Anh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm