1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Vì sao điện thoại hành khách máy bay mất tích vẫn đổ chuông?

(Dân trí) - Bí ẩn về chuyến bay MH370 của Malaysia dường như càng gia tăng khi các nguồn tin cho biết điện thoại di động của các hành khách vẫn tiếp tục đổ chuông dài sau khi máy bay mất tích hôm 8/3.

Vì sao điện thoại hành khách máy bay mất tích vẫn đổ chuông?
 
 
Sau khi đau đớn, vô vọng vì không biết điều gì đã xảy ra với người thân của họ, người thân các hành khách trên chuyến bay MH370 đã quay sang gọi vào điện thoại di động người nhà và mừng thầm khi điện thoại vẫn đổ chuông.

Chiếc máy bay Boeing 777-200 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã đột ngột biến mất khỏi màn hình radar vào sáng sớm ngày 8/3. Không có cuộc gọi khẩn cấp nào từ phi công và công tác tìm kiếm cho tới nay vẫn không mại lại kết quả gì, chỉ làm gia tăng những bí ẩn liên quan tới số phận của chuyến bay từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh.

Các đồn đại nhanh chóng tràn ngập trên mạng xã hội rằng “những cuộc gọi ma” này là bằng chứng cho thấy máy bay đã không gặp nạn như phần đông mọi người vẫn nghĩ.

“Thật bực mình… Có các thông tin từ các thành viên gia đình cho biết cuộc gọi của họ đến số máy người thân vẫn kêu, chứng tỏ điện không nằm dưới đáy biển”, một người sử dụng mạng xã hội Facebook kết luận.

Tuy nhiên, nhà phân tích công nghệ Jeff Kagan, cũng là nhà báo của tờ E-Commerce Times, cho rằng chuyện điện thoại vẫn đổ chuông không đưa tới bất kỳ kết luận nào.

“Khi điện thoại thực hiện cuộc gọi, trước tiên nó sẽ kết nối với mạng lưới và cố gắng định vị điện thoại của người được gọi. Nếu không tìm thấy điện thoại sau vài phút, sau vài tiếng đổ chuông, nó sẽ ngắt kết nối và đó là những gì đang xảy ra”, ông Kagan nói.

“Khi họ nghe thấy tiếng chuông và cho rằng đã kết nối được với người thân, nhưng kỳ thực không phải như vậy. Đó là mạng lưới gửi tín hiệu tới điện thoại để họ biết rằng mạng lưới đang tìm kiếm”.

“Chỉ vì bạn nghe thấy tiếng chuông, chỉ vì các tín hiệu mà chúng ta nhìn thấy trên các điện thoại thì không có bằng chứng nói lên điều gì cả - đó chỉ là cách các mạng lưới hoạt động mà thôi”, ông Kagan nhấn mạnh.

An Bình