1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Vì sao cường quốc quân sự Nga không thiết tha tàu sân bay?

Là một cường quốc trên đất liền từ xa xưa, khi Liên Xô ra đời, ban lãnh đạo đã có ý tưởng phát triển không quân hải quân trong suốt những năm Liên bang Xô Viết tồn tại. Nhưng các kế hoạch lớn cũng chết theo khi Liên Xô sụp đổ và Nga thừa hưởng duy nhất một tàu sân bay, vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay.

Theo  Robert Farley, giáo sư đại học Chiến tranh quân sự Mỹ, Liên Xô đã nỗ lực phát triển các tàu sân bay ngay từ đầu, nhưng vì thiếu nguồn lực, trong khi vị trí địa chính trị của Liên Xô nhấn mạnh tầm quan trọng của sức mạnh trên đất liền, nhiều khoản đầu tư phát triển tàu sân bay đã không thực thi được.

Trong Chiến tranh lạnh, Liên Xô đóng thành công hai tàu trực thăng lớp Moskva là tàu Moskva và Leningrad, chủ yếu được thiết kế cho nhiệm vụ chống ngầm. Các tàu này có lượng choán nước tương đối nhỏ, 17.000 tấn, tốc độ 57km/h. Tàu Moskva được biên chế năm 1967, tàu Leningrad là 1969.

Ra đời sau các tàu lớp Moskva là các tàu lớp Kiev, gần giống với một tàu sân bay thực thụ. Có lượng choán nước 45.000 tấn, bốn tàu lớp Kiev (mỗi tàu có khác biệt đôi chút về thiết kế) có tốc độ 59km/h, mang theo khoảng 30 mayý bay gồm trực thăng và các tiêm kích Yak-38 có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng.

 

Vì sao cường quốc quân sự Nga không thiết tha tàu sân bay? - 1

Tàu lớp Moskva

 

Tất cả những tàu nói trên ngừng phục vụ vào thời điểm cuối Chiến tranh lạnh. Các tàu Moskva và một tàu Kiev bị tiêu hủy, hai tàu Kiev trở thành bảo tàng nổi ở Trung Quốc, một chiếc khác được tân trang và bán cho Ấn Độ (tàu INS Vikramaditya).

 

Vì sao cường quốc quân sự Nga không thiết tha tàu sân bay? - 2

Tàu lớp Kiev trở thành bảo tàng ở Thiên Tân, Trung Quốc

 

Trong những năm 1980, Liên Xô đóng hai chiếc tàu sân bay thực thụ, cho dù chỉ một chiếc được hoàn thành trước khi Liên bang Xô viết tan rã.

 

Tại thời điểm này, chiếc tàu sân bay duy nhất của Nga là tàu Đô đốc  Kuznetsov, liên tục gặp trục trặc. Là tàu có thiết kế nhảy cầu (sky-jump) với sàn dốc ở mũi cho máy bay lấy độ cao cất cánh, Kuznetsov có lượng choán nước 60.000 tấn, về lý thuyết có thể đạt tốc độ 57km/h, có thể mang theo khoảng 40 máy bay cánh bằng và trực thăng.

Tàu Kuznetsov được biên chế năm 1990. Một tàu chị em với nó vẫn chưa hoàn tất, sau này về tay Ukraine và cuối cùng được Trung Quốc mua lại, trở thành tàu Liêu Ninh. Ngoài trực thăng, tàu Kuznetsov mang theo tiêm kích MiG-29K và tiêm kích bom Su-33. Giống như các tàu sân bay trước đó của Liên Xô, tàu Kuznetsov được trang bị các hệ thống tên lửa mạnh hơn hầu hết các tàu của phương Tây.

 

Vì sao cường quốc quân sự Nga không thiết tha tàu sân bay? - 3

Tàu Kuznetsov

 

Tuy nhiên, tàu này gặp phải rất nhiều vấn đề, từ động cơ đến hệ thống thu hồi máy bay. Đây là hậu quả của việc giảm ngân sách duy tu, bảo dưỡng sau Chiến tranh lạnh, nhưng một số chuyên gia nói một số vấn đề của tàu bắt nguồn từ sự thiếu kinh nghiệm thiết kế.

Để hỗ trợ tàu Kuznetsov, Nga đã định mua một cặp tàu sân bay tấn công của Pháp, nhưng sau vụ sáp nhập Crimea từ Ukraine, hợp đồng bị hủy. Các tàu Mistral của Pháp lẽ ra đã trở thành một nền tảng đổ bộ và chống ngầm của hải quân Nga, đồng thời cho hải quân Nga thu hái thêm kinh nghiệm với các tàu tương đối lớn, công nghệ tiên tiến. Và lẽ ra thỏa thuận đã dẫn đến việc Nga tự đóng hai tàu Mistral khác với chỉ dẫn của Pháp, theo National Interest.

Tại thời điểm còn là tổng thống Nga, ông Dmitri Medvedev từng nói đến năm 2015, Nga sẽ đóng và vận hành 6 tàu sân bay. Nhưng đến thời điểm này, có thể nói kế hoạch đó đã không diễn ra. Nhưng hiện Nga vẫn còn một dự án tàu sân bay mang tên Dự án 23000E Shtorm, một tàu sân bay khổng lồ 100.000 tấn chạy bằng năng lượng hạt nhân với các công nghệ hiện đại được trang bị như máy phóng máy bay điện từ. Tuy nhiên, với lịch sử có quá nhiều dự án tàu sân bay dang dở hoặc bị hủy bỏ, chưa rõ Nga có thể hoàn thành dự án này hay không.

Theo Anh Minh
Tiền phong