1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Vấn nạn tham nhũng có thể "ngáng đường" Trung Quốc hiện đại hóa quân đội

(Dân trí) - Việc Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay thứ 2 - tàu sân bay nội địa đầu tiên - là một bước đi lớn trong tham vọng đua nước này trở thành một “ cường quốc biển”. Nhưng lịch sử cho thấy hiện đại hóa vũ khí là không đủ nếu nạn tham nhũng tràn lan.


Tàu sân bay nội địa của Trung Quốc được hạ thủy hôm 26/4 (Ảnh: Kyodo)

Tàu sân bay nội địa của Trung Quốc được hạ thủy hôm 26/4 (Ảnh: Kyodo)

Thời báo Hoa nam Buổi sáng đưa tin, Trung Quốc hôm 26/4 đã hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2020. Trung Quốc giờ đây là quốc gia thứ 7 trên thế giới có khả năng tự đóng tàu sân bay, sau Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Italy và Tây Ban Nha. Với hai tàu sân bay, và một số tàu khác đang được đóng, Trung Quốc sẽ sớm vượt qua các đối thủ khu vực - Nhật Bản, Ấn Độ - về sức mạnh hải quân.

Chỉ Ấn Độ có thể trở thành đối thủ với Trung Quốc về sức mạnh mạnh hải quân trong khu vực, khi quốc gia Nam Á có một tàu sân bay đang hoạt động và 2 tàu đang được đóng.

Tuy nhiên, vẫn còn một khoảng cách lớn giữa Hải quân Trung Quốc và Hải quân Mỹ, lực lượng hiện có 10 tàu sân bay, mỗi chiếc có khả năng chở khoảng 90 máy bay và trực thăng.

Nhưng điều nói lên nhiều hơn những con số là Mỹ có hơn 75 năm kinh nghiệm vận hành tàu sân bay so với với Trung Quốc và có các căn cứ được kết nối tốt trên toàn cầu để hỗ trợ hậu cần. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ có một căn cứ hải quân - tại Djibouti, châu Phi.

Chính quyền Obama đã cam kết chuyển 60% tài sản hải quân của Mỹ tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương dưới chiến lược “tái cân băng” sang châu Á. Người kế nhiệm của ông, Tổng thống Mỹ Donald Trump, cam kết nâng cấp vũ khí của Hải quân để chế tạo 80 tàu chiến hiện đại để đối phó với những thách thức đang gia tăng trong khu vực.

Trung Quốc sẽ tiếp tục hiện đại hóa Hải quân để trở thành một lực lượng hoạt động hiệu quả hơn. Nhưng hiện đại hóa không chỉ là về vũ khí, nó còn là về sự quản lý của các lực lượng vũ trang, như lịch sử đã chứng minh.

Vào cuối thế kỷ 19, hải quân nhà Thanh đã tự nhận là có hạm đội mạnh nhất ở Viễn Đông. Hạm đội Bắc Dương khi đó có 8 tàu tuần dương hiện đại nhất do Đức và Anh chế tạo. Nhưng hạm đội Bắc Dương đã bị Hải quân Nhật Bản đánh bại trong cuộc chiến Trung - Nhật vào tháng 1/1895, chủ yếu là do sự tham nhũng tràn lan.

Quân đội Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi các bê bối, với quy mô chưa từng thấy trong bất kỳ lực lượng quân đội nào khác trên thế giới. Gần 100 tướng lĩnh, trong đó có 2 quan chức quân đội cấp cao, Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, cả hai đều là cựu phó chủ tịch Quân Ủy trung ương, đã bị xét xử trong chiến dịch truy quét tham nhũng. Hồi năm ngoái, tổng cộng 4.885 sĩ quan Trung Quốc đã bị kỷ luật, theo số liệu chính thức.

Thời báo Hoa nam Buổi sáng cho rằng, mọi người hiếm có thể mong đợi các sĩ quan và binh sĩ giữ vững đạo đức trong một hệ thống tham nhũng, nơi việc thăng chức phụ thuộc vào tham nhũng.

Mặc dù việc chế tạo tàu sân bay là một bước đi lớn hướng tới hiện đại hóa, số phận của hạm đội Bắc Dương là ví dụ cho thấy tầm quan trọng của việc thúc đẩy niềm tin trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc, nếu Bắc Kinh muốn đưa quân đội thành một lực lượng thực sự của nhân dân.

An Bình