1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiết lộ những bí mật NATO cho Nga?

Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ tiếp tục và mãi mãi là thành viên của NATO. Và điều gì sẽ xảy ra nếu Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên cung cấp các bí mật của NATO cho Nga.

Mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang trở nên thân thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự.

Lầu Năm Góc nghi ngờ rằng, việc Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường hợp tác với Moscow, thờ ơ và giữ khoảng cách với NATO có thể khiến mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO cũng như Mỹ trở nên xấu hơn và thậm chí có thể trở thành mối đe dọa đối với NATO.


Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thường xuyên cung cấp bí mật của NATO cho Nga? (Ảnh minh họa)

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thường xuyên cung cấp bí mật của NATO cho Nga? (Ảnh minh họa)

Ngay lập tức các phương tiện truyền thông đã đưa tin rằng, Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần Nga là hành động phản bội các nước NATO.

Hơn nữa các chuyên gia lo ngại rằng, không loại trừ khả năng Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp cho Nga những bí mật của NATO, bao gồm các kế hoạch, thông tin về các căn cứ quân sự bí mật của khối này.

Trong khi đó trên thực tế các quan chức cấp cao và quân đội vẫn chưa đưa ra bất cứ đánh giá nào về việc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần nhau nhưng các nhà báo đã đặt lên vai Thổ Nhĩ Kỳ “gánh nặng” đối với NATO.

Nhà báo uy tín Robert Stefanitsky đến từ Ba Lan đã công khai trên tờ báo Gazeta Wyborcza về vấn đề này, ông cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ quay lưng với liên minh NATO, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường hợp tác với quân đội Nga, ví dụ họ cùng với Nga và giúp đỡ Nga chống lại khủng bố IS, đề xuất với Nga về việc tăng cường hợp tác quốc phòng bằng các hợp đồng cung cấp vũ khí, trang bị quân sự đặc biệt là S-400.

Những thông tin xuất hiện trở thành tín hiệu báo động đối với NATO. Nguồn tin này nhắc lại sự kiện gây tranh cãi xung quanh căn cứ quân sự Incirlik, sự kiện này đã buộc binh lính Đức phải chuyển tới Jordan.

Sau sự kiện này các chỉ huy NATO, bao gồm Đan Mạch, Áo, Hà Lan đã phàn nàn về hành động của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó Đức lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ngả sang phía Nga.

Gazeta Wyborcza cho rằng, cách đây không lâu Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan đã gọi mối quan hệ hợp tác với Nga là hướng ưu tiên đối với các lợi ích riêng của họ.

Ankara sẽ tăng cường mối quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự và sẵn sàng ký các hợp đồng quốc phòng với quy mô không giới hạn với Nga. Những lời này như nhát dao đâm vào NATO.

Nhớ lại rằng, Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO ngày từ những năm đầu Chiến tranh Lạnh, giữ vai trò chủ chốt như một quốc gia tuyến đầu tiếp giáp Liên Xô.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quan hệ giữa Ankara với các quốc gia đồng minh ngày càng trở nên căng thẳng khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan theo đuổi một chính sách ngoại giao quyết đoán và độc lập hơn do những xung đột diễn ra ở hai quốc gia láng giềng Iraq và Syria.

Thậm chí kịch bản tồi tệ hơn đối với liên minh, việc Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể tăng cường hợp tác quân sự hoặc không, nhưng chắc chắn với vị trí chiến lược quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt là căn cứ quân sự đối với lợi ích của Mỹ, có thể Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục và mãi mãi là thành viên của NATO.

Và điều gì sẽ xảy ra nếu thông qua mối quan hệ hợp tác chiến lược với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên cung cấp các bí mật của NATO cho Nga, tờ báo này kết luận.

Theo Phạm Mạnh

Báo Đất việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm