1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Thiết bị của Nga được lắp đặt ở Nhà Trắng cho đường dây liên lạc nóng

Đường dây nóng Moscow-Washington là một hệ thống liên lạc sử dụng công nghệ từ thời Liên Xô.

Được thiết lập từ năm 1963- sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Cuba tháng 10/1962, đường dây nóng liên lạc giữa Moscow và Washington cho phép kết nối trực tiếp các nhà lãnh đạo hai bên.


Năm 1963, đường dây liên lạc Moscow-Washington đi vào hoạt động. Ảnh: AP

Năm 1963, đường dây liên lạc Moscow-Washington đi vào hoạt động. Ảnh: AP

Đường dây nóng Moscow-Washington là một hệ thống liên lạc sử dụng công nghệ từ thời Liên Xô. Đại diện tập đoàn Công nghệ Rostech của Nga tiết lộ với hãng tin Sputnik rằng, thiết bị trộn âm được lắp đặt tại Nhà Trắng là hệ thống phức tạp được phát triển bởi công ty cổ phần Avtomatica Concern, thuộc Rostech. Các chuyên gia Mỹ đã kiểm tra và thử nghiệm kỹ lưỡng trước khi đề xuất sử dụng thiết bị này cho đường dây liên lạc trực tiếp giữa hai bên.

“Thiết bị do Nga sản xuất đã được sử dụng độc quyền kể từ khi Moscow và Washington thiết lập đường dây nóng”, đại diện của Rostech cho biết.

Cũng theo vị đại diện này, Avtomatica Concern là công ty phát triển và sản xuất hàng loạt thiết bị được sử dụng trong các hệ thống liên lạc quan trọng tại Nga: “Thiết bị của Avtomatica Concern được sử dụng tại các văn phòng, trên tàu hỏa và máy bay, cũng như đảm bảo liên lạc giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu khi điều hành đất nước”.

Avtomatica Concer là công ty lớn nhất tại Liên bang Nga chuyên về lĩnh vực an ninh thông tin và phát triển các hệ thống công nghệ thông tin bảo mật, cũng như những hệ thống kiểm soát tự động chuyên dụng.

Năm 1963, Liên Xô và Mỹ thiết lập đường dây liên lạc nóng trong bối cảnh hai bên có thể bị kéo vào một cuộc chiến hạt nhân hủy diệt. Khi đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy phát hiện Liên Xô đã triển khai ở Cuba loại tên lửa có thể phóng đầu đạn hạt nhân vào thẳng Mỹ với khoảng cách hơn 144km. Giữa lúc căng thẳng đỉnh điểm, liên lạc giữa 2 bên lại vô cùng chậm trễ. Liên Xô và Mỹ sau đó đã giải quyết cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba thông qua đối thoại, đồng thời nhận thấy sự cần thiết phải thiết lập đường dây liên lạc nóng, để tránh những vụ việc đáng tiếc trong tương lai.

Theo Hoàng Lê

VOV

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm