1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Tàu ngầm mới nhất Nga không giống bất kỳ tàu ngầm nào của Mỹ

Không giống bất cứ tàu ngầm nào khác của Hải quân Mỹ, tàu ngầm mới nhất của Nga B-274 Petropavlovsk-Kamchatsky chạy bằng năng lượng thông thường, nghĩa là không có lò phản ứng hạt nhân.

Tàu ngầm mới nhất của Nga sắp đi vào biên chế B-274 Petropavlovsk-Kamchatsky không giống bất cứ tàu ngầm nào khác của Hải quân Mỹ bởi vì nó chạy bằng năng lượng thông thường, nghĩa là không có lò phản ứng hạt nhân, theo đánh giá của tạp chí Forbes.

Lần cuối cùng Hải quân Mỹ biên chế tàu ngầm phi hạt nhân là trong những năm 1950.

Tàu ngầm mới nhất Nga không giống bất kỳ tàu ngầm nào của Mỹ - 1

Tàu ngầm hạt nhân mới nhất của Nga sắp đi vào biên chế B-274 Petropavlovsk-Kamchatsky. Ảnh: FORBES

Tàu ngầm B-274 Petropavlovsk-Kamchatsky của Nga là tàu lớp Kilo được cải tiến, là một trong số 13 biến thể thuộc Đề án 636.3 sắp đi vào phục vụ. Tàu sử dụng pin axit-chì để cấp lực cho chân vịt và sử dụng máy phát điện diesel để sạc lại chúng.

Theo Forbes, điểm mạnh rõ ràng trước hết của các tàu ngầm thông thường là chúng có kích thước nhỏ gọn, vì thế chi phí đóng tàu rẻ hơn và chi phí bảo trì cũng thấp hơn. Ngoài ra, tàu ngầm phi hạt nhân có thể tắt hầu hết các hệ thống và nằm im lìm dưới đáy biển, nhờ thế khiến chúng cực kỳ khó bị phát hiện.

Bên cạnh đó, yếu tố địa lý khiến Nga cần nhiều tàu ngầm tuần tra tương đối gần căn cứ, đặc biệt là các tàu của Hạm đội Baltic và Hạm đội Biển Đen. Các tàu ngầm phi hạt nhân của Nga đã được triển khai cho tất cả hạm đội, kể cả vùng Thái Bình Dương rộng lớn - nơi tàu ngầm B-274 sắp được triển khai.

Không như nhiều quốc gia khác, Nga vẫn chưa ứng dụng rộng rãi hệ thống động lực không dùng không khí (AIP) hiện đại. Điều đó khiến các tàu ngầm lớp Kilo và lớp Lada hiện đại hơn phải nổi lên gần mặt biển để chạy động cơ diesel thường xuyên hơn.

AIP đem lại cho tàu ngầm một cách khác để chạy chân vịt mà không cần nổi lên gần mặt nước, từ đó làm tăng khả năng tàng hình và phạm vi hoạt động.

Có một số báo cáo cho rằng tàu ngầm lớp Lada sẽ được trang bị AIP nhưng cho tới nay điều đó vẫn chưa được hiện thực hóa.

Vì thế, Hải quân Nga vẫn sẽ coi trọng các tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường đóng vai trò bổ trợ cho các tàu ngầm hạt nhân. Mức độ tĩnh lặng cao sẽ đem lại cho các tàu ngầm thông thường nhiều lợi thế trong một số tình huống, đặc biệt là ở những vùng nước nông.

Tàu ngầm Petropavlovsk-Kamchatsky được đóng vào tháng 7-2017 và được hạ thủy vào tháng 3-2019. Tàu ngầm đã vượt qua các cuộc thử nghiệm trên biển và cấp nhà nước ở vùng biển của Hạm đội Baltic.

Theo tạp chí The Diplomat, tàu ngầm tấn công chạy bằng diện diesel (SSK) lớp Kilo thuộc Đề án 636.3 được nâng cấp mà Hải quân Mỹ gọi là “Hố đen” cực kỳ tĩnh lặng.

Tàu ngầm mới nhất Nga không giống bất kỳ tàu ngầm nào của Mỹ - 2

Tàu ngầm phi hạt nhân cuối cùng biên chế trong Hải quân Mỹ là tàu ngầm lớp Barbel. Ảnh: WIKIPEDIA

 “Tàu ngầm lớp Kilo Đề án 636.3 là biến thể được cải tiến từ thiết kế lớp Kilo Đề án 877 ban đầu. Phiên bản cập nhật dài hơn một chút và có lượng giãn nước khi chìm là 4.000 tấn, có động cơ hiện đại, hệ thống tác chiến được cải thiện cũng như công nghệ cắt giảm tiếng ồn mới.

Thủy thủ đoàn trên tàu khoảng 50 người và tàu có thể tiến hành tuần tra tới 45 ngày. Tàu ngầm lớp Kilo được cải tiến có thể phóng cả ngư lôi và tên lửa hành trình, được phóng từ một trong sáu ống ngư lôi cỡ 533 mm.

Tàu ngầm lớp Kilo thuộc Đề án 636.3 chủ yếu được thiết kế cho các cuộc tác chiến chống ngầm và chống tàu nổi. Tuy nhiên, nó cũng có thể tấn công các mục tiêu trên bộ.

SSK lớp Kilo thuộc Đề án 636.3 được cho sở hữu lớp phủ không có âm vang đặc biệt ở bề mặt vỏ bên ngoài của tàu giúp giảm tiếng ồn phát ra từ bên trong. Ngoài ra, động cơ đẩy chỉnh của SSK được cách ly trên đế cao su nhằm ngăn rung lắc.

Tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường cuối cùng biên chế trong Hải quân Mỹ là tàu ngầm lớp Barbel, được đóng trong thời gian 1956-1958. Sau đó, chỉ có các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân được đóng. Một phần lý do là bởi vì Hải quân Mỹ đòi hỏi các tàu ngầm của mình di chuyển quãng đường dài từ căn cứ của chúng tới những nơi cần thiết.

Các tàu ngầm hạt nhân có phạm vi hoạt động không giới hạn, vì thế làm hạn chế sức chịu đựng của thủy thủ đoàn. Các cuộc tuần tra hơn một tháng là bình thường, thậm chí có lúc còn lâu hơn. Trong khi đó, phần lớn tàu ngầm phi hạt nhân chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ trong vài tuần.

Tàu ngầm hạt nhân có tốc độ nhanh hơn và nhiều năng lượng dư thừa hơn. Nguồn năng lượng này có thể được sử dụng để vận hành các mảng sonar lớn.

Tại các vùng biển mở, điều này sẽ khiến tàu ngầm hạt nhân trở nên đáng gờm hơn bởi chúng có thể phát hiện tàu ngầm của đối phương từ khoảng cách xa và có thể tiến nhanh tới vị trí cần thiết hoặc tránh được rắc rối.

Mỹ không phải quốc gia duy nhất từ bỏ tàu ngầm phi hạt nhân. Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân Pháp cũng làm điều tương tự.

Theo Thiên Thanh

Pháp luật TP.HCM